Ghé làng Bần với nghề truyền thống làm tương

Ghé làng Bần với nghề truyền thống làm tương

Nguyên liệu chính của tương Bần là đỗ tương được trồng trên đất Hưng Yên. Đỗ tương được loại bỏ những hạt lép, rồi rang trên bếp với ngọn lửa nhỏ để bên trong chín giòn, vỏ ngoài vàng đều sau đó để nguội cho vào hũ sành ngâm nước sạch khoảng 1 tuầnCác nguyên liệu còn lại là nếp cái hoa vàng và muối trắng. Gạo nếp được vo kỹ, ngâm nước rồi hấp thành xôiNếu đúng là đặc sản làng Bần thì đậu nành, gạo nếp đều được trồng trên chính đất của làng, lấy nước ở làng, thì tương làm ra sẽ thơm ngon hơn nhiềuRải xôi trên nia làm bằng tre phơi nơi thoáng mát cho lên mốc vàngMỗi ngày dùng đũa đảo cơm nếp để mốc lên đềuCông đoạn ủ mốc trong thời gian khoảng 1 tuần Gạo được chờ lên mốc xanh và đem ra xoa cho các hạt xôi tơi Sau một tuần ngâm đậu nành, dùng nước ngâm này cho mốc vào bóp nhuyễn, khi mốc đã nhuyễn cho thêm đậu nành, muối vào đảo đều. Muốn tương ngon, phải ngâm trong những chiếc chum bằng sành Để tương nhuyễn và lên màu, người làm tương phải thường xuyên khuấy tương vào buổi sáng và trưa. Ánh sáng mặt trời làm nóng chum, giúp tương chín nhanh hơn. Trời càng nhiều nắng thì tương chín càng nhanhTương phải được phơi nắng ít nhất 2 tháng và cao hơn có thể từ 2-3 năm. Tương càng được phơi kỹ trong nắng thì càng dậy mùi. Khi tương đã chín, chiết tương từ những chum sành sang hũ, chai lọ... để dùng dần Nhật Bắc/baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Khám phá vẻ đẹp đầm Vân Long - khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
  • 7 điểm đến Đồng Tháp khiến bạn xách balo lên và đi
  • Lễ hội khai sơn cầu ngư vạn đầm Xương Lý
  • Nghề làm nước mắm Nam Ô là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
  • Đồng muối Sa Huỳnh
  • Lung linh sắc hoa Tớ Dày
  • Vui Tết cơm mới cùng người Lự
  • Hàng nghìn du khách Nga mắc kẹt trên thế giới
  • Ngỡ ngàng hồ sen ở Hang Múa nở rộ giữa trời Thu
  • Về 'Hoa quả sơn' nơi đại ngàn Chư Mom Ray