Chu Đậu – Thăng trầm một dòng gốm cổ

Chu Đậu – Thăng trầm một dòng gốm cổ

Khai lộ dòng gốm cổ một thời hưng thịnh Cách đây gần 40 năm, ít ai biết rằng, thôn Chu Đậu (xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) - một làng quê yên bình bên tả ngạn sông Thái Bình, nơi có nghề dệt chiếu cói truyền thống, lại là địa danh gắn liền với một dòng gốm cổ từng có thời kỳ vàng son trong quá khứ. Đó là gốm Chu Đậu. Gốm Chu Đậu phát triển rực rỡ vào thế kỷ 15,16 Lai lịch dòng gốm cổ Chu Đậu được phát hiện khá tình cờ. Năm 1980, nguyên Bí thư Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Makato Anabuki, trong một lần công tác tại Thổ Nhĩ Kỹ đã vô tình nhìn thấy một chiếc bình gốm hoa lam cao khoảng 50cm - bảo vật quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ - tại Viện Bảo tàng Topkapi Saray (Istanbul). Đáng chú ý, trên bình có dòng chữ Hán “Thái Hòa bát niên Nam Sách châu, tương nhân Bùi thị Hý bút” (tạm dịch là “Năm Thái Hòa thứ tám (năm 1450) thợ gốm họ Bùi, người châu Nam Sách vẽ”). Nghi ngờ chiếc bình có xuất xứ từ Việt Nam, ông Makato Anabuki gửi thư nhờ đồng chí Ngô Duy Đông, Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng (cũ) xác minh nguồn gốc của chiếc bình gốm đó. Lai lịch của dòng gốm Chu Đậu được phát hiện một cách tình cờ khi một cán bộ ngoại giao Nhật Bản nhờ nhiều chuyên gia trong nước tìm hiểu về xuất xứ chiếc bình gốm hoa lam tại một bảo tàng ở Thổ Nhĩ Kỳ do ông nghi ngờ đây là gốm Việt Nam. (Ảnh minh họa) Cũng từ chiếc bình gốm hoa lam tại bảo tàng Thổ Nhĩ Kỳ, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cụ tổ nghề của gốm Chu Đậu, cụ bà Bùi Thị Hý, một doanh nhân, một nghệ nhân kỳ tài đã có công tạo dựng dòng gốm Chu Đậu lừng danh. Rất nhiều thông tin về dòng gốm men cao cấp “trong như ngọc, mỏng như giấy, trắng như ngà và kêu như chuông” dần dần được chứng thực. Đền thờ cụ tổ nghề của gốm Chu Đậu, cụ bà Bùi Thị Hý, một doanh nhân, một nghệ nhân kỳ tài đã có công tạo dựng dòng gốm Chu Đậu lừng danh Tháng 4/1986, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hải Hưng tiến hành khai quật diện tích 70.000 m2 tại thôn Chu Đậu, xã Thái Tân và xã Minh Tân, và đã phát hiện nhiều hiện vật gốm cổ, cùng hơn 100 đáy lò gốm dưới lòng đất. Qua đó xác thực làng Chu Đậu từng là nơi sản xuất gốm cao cấp từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Theo các nhà khoa học, khi chiến tranh Trịnh - Mạc xảy ra, vùng Nam Sách, trong đó có làng gốm Chu Đậu đã bị tàn phá, các nghệ nhân làm gốm phải phiêu bạt đi nơi khác, làng gốm thất truyền từ đó. Nhiều hiện vật gốm cổ được phát hiện khi các nhà khảo cổ tiến hành khai quật diện tích 70.000 m2 tại thôn Chu Đậu Nghệ nhân ưu tú Hạ Bá Định, người nặng lòng với gốm Chu Đậu nhiều năm qua chia sẻ, những năm 90 của thế kỷ trước, người ta đã khai quật xác con tàu đắm ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và phát hiện hàng nghìn sản phẩm gốm cổ, đa phần là gốm Chu Đậu, chứng thực gốm Chu Đậu từng có một thời hưng thịnh, không chỉ phát triển mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước thời bấy giờ. Nghệ nhân ưu tú Hạ Bá Định khẳng định, gốm Chu Đậu từng có một thời hưng thịnh, không chỉ phát triển mạnh trong nước mà còn được xuất khẩu đi nhiều nước thời bấy giờ. Sự hồi sinh mới của gốm Chu Đậu nức tiếng một thời Hơn 80 tuổi, nghệ nhân ưu tú Hạ Bá Định vẫn ngày ngày làm việc miệt mài như một cách "trả nợ" quãng thời gian gốm Chu Đậu bị chìm vào quên lãng. Cả cuộc đời ông gắn với gốm Chu Đậu như là định mệnh, mặc dù ông vốn là người sinh ra ở Bắc Ninh cũng là nơi có nghề gốm Phù Lãng nổi tiếng. Nghệ nhân ưu tú Hạ Bá Định vẫn ngày ngày làm việc miệt mài như một cách "trả nợ" quãng thời gian gốm Chu Đậu bị chìm vào quên lãng Trong 4 yếu tố mà dân làm nghề gốm nằm lòng “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ họa”, nghệ nhân ưu tú Hạ Bá Định đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố “họa” bởi nét vẽ trên gốm Chu Đậu tự nhiên, mềm mại hơn hẳn so với các dòng gốm khác. Các tác phẩm vẽ gốm đều do nghệ nhân tự sáng tác ra và ít qua vẽ nháp. Các họa tiết, hoa văn trang trí trên sản phẩm gốm Chu Đậu đều do nghệ nhân tự sáng tác ra và ít qua vẽ nháp Nghệ nhân ưu tú Hạ Bá Định cho biết, giá trị đặc sắc nhất của gốm Chu Đậu là vẻ đẹp về dáng, sáng về men, hoa văn trang trí tinh xảo. Chính vì vậy, các công đoạn chế tác gốm có trình độ kỹ thuật cao, đòi hỏi sự tinh tế, tỉ mỉ, từ khâu chuốt, tạo dáng trên bàn xoay… đến ngắt sản phẩm thành nhiều công đoạn rồi lắp ghép lại và gia công. Các sản phẩm gốm Chu Đậu phần lớn được thể hiện trên chất liệu men trắng hoa lam, men ngọc, hay men mầu tam thái. Chủ đề trên gốm Chu Đậu thường gần gũi với thiên nhiên và cuộc sống của người dân đồng bằng Bắc Bộ thưở xưa: cây đa, bến nước, sân đình, mục đồng chăn trâu, chim đậu trên cành hoa, đàn cá bơi dưới nước, mái nhà tranh ven sông… Chủ đề trên gốm Chu Đậu thường gần gũi với thiên nhiên và cuộc sống của người dân đồng bằng Bắc Bộ thưở xưa: cây đa, bến nước, sân đình...Hoặc họa tiết thiên nhiên, hoa lá... Ở Chu Đậu hiện nay không còn những lò gốm thủ công như một số làng gốm có tiếng khác ở đồng bằng Bắc Bộ, tuy nhiên, tinh hoa gốm Chu Đậu vẫn không ngừng được bồi đắp và phát triển bởi lớp hậu duệ của cụ Bùi Thị Hý. Xưởng gốm truyền thống tại làng Chu Đậu Nhiều lớp nghệ nhân tiếp tục kế thừa và giữ gìn, phát triển nghề gốm cổ truyền cha ông để lại Năm 2001, Xí nghiệp Gốm Chu Đậu (nay là Công ty CP Gốm Chu Đậu) ra đời và đi vào hoạt động ngay trên làng gốm cổ xưa. Công ty cũng không ngừng cải tiến mẫu mã trên cơ sở các mẫu gốm cổ nhằm đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của khách hàng; đồng thời đầu tư đổi mới công nghệ trong các khâu sản xuất. Nghệ nhân trẻ vẽ họa tiết trang trí trên bình gốm Chu Đậu Một bước ngoặt quan trọng của dòng gốm Chu Đậu là vào cuối năm 2019, làng gốm Chu Đậu đã được công nhận là điểm du lịch làng nghề của tỉnh Hải Dương. Những năm gần đây, trung bình mỗi năm, làng gốm Chu Đậu đón hơn 20.000 lượt khách đến tham quan, mua sắm. Nhờ đó, đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động với mức thu nhập khá cao trong khu vực… Các dòng sản phẩm chính của gốm Chu Đậu ngày càng trở nên phong phú bao gồm đồ thờ cúng, sản phẩm quà tặng cao cấp, sản phẩm gốm mỹ nghệ trưng bày nội thất và xuất khẩu, sản phẩm gốm sứ gia dụng... Cuối năm 2019, làng gốm Chu Đậu đã được công nhận là điểm du lịch làng nghề của tỉnh Hải Dương Các dòng sản phẩm chính của gốm Chu Đậu ngày càng trở nên phong phú bao gồm đồ thờ cúng, sản phẩm quà tặng cao cấp, sản phẩm gốm mỹ nghệ trưng bày nội thất và xuất khẩu, sản phẩm gốm sứ gia dụng... Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Giám đốc Công ty cổ phần gốm Chu Đậu không giấu được vẻ tự hào khi dòng gốm Chu Đậu vốn thất truyền một thời giờ đang trên đà hồi sinh và phát triển mạnh mẽ. “Về định hướng phát triển dòng gốm Chu Đậu trong tương lai, chúng tôi chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là khôi phục làng nghề, phát triển sản phẩm gốm cổ. Hiện nay, chúng tôi đã thực hiện xong giai đoạn 1. Giai đoạn 2 là xây dựng khu vực này thành làng nghề. Giai đoạn 3 là phát triển làng gốm Chu Đậu thành khu du lịch làng nghề, để vừa kết hợp làm nghề, vừa xây dựng những tour du lịch cho khách tham quan, tìm hiểu, khám phá làng nghề gốm cổ truyền thống xa xưa,” ông Nguyễn Hữu Hiệp cho biết. Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Giám đốc Công ty cổ phần gốm Chu Đậu Bên cạnh nỗ lực của nhiều nghệ nhân nặng lòng với nghề gốm truyền thống như nghệ nhân ưu tú Chính quyền, doanh nghiệp trong việc khôi phục và phát triển dòng gốm Chu Đậu cổ truyền, những nghệ nhân như ông Hạ Bá Định dù ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn ngày ngày miệt mài truyền dạy nghệ thuật làm gốm, vẽ tranh trên gốm cho thế hệ con cháu để giữ hồn cốt của gốm Chu Đậu. Chính những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đó đã góp phần vào sự phục hồi và sức sống mãnh liệt của dòng gốm cổ Chu Đậu, tinh hoa văn hóa Việt Nam. Nghệ nhân ưu tú Hạ Bá Định dù ở tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn ngày ngày miệt mài truyền dạy nghệ thuật làm gốm, vẽ tranh trên gốm cho thế hệ con cháu để giữ hồn cốt của gốm Chu Đậu.Gốm Chu Đậu đã và đang hồi sinh ngoạn mục, khẳng định vị trí trong làng gốm Việt PV

Có thể bạn quan tâm:

  • Khám phá Đà Lạt qua hoạt động thể thao
  • Vàng óng màu dã quỳ chớm đông
  • Dinh Cậu
  • Sắc xuân Tây Bắc trên phố hoa Đà Lạt
  • Khu du lịch Quốc gia Sa Pa lo thiếu nhân lực du lịch
  • Độc đáo vườn tháp chùa Bổ Đà
  • Đền Tá Lan
  • Quán cà phê khiến khách nhớ về tuổi thơ
  • Phát huy tiềm năng du lịch cộng đồng tại Lai Châu
  • Trải nghiệm du lịch thú vị ở Singapore