Đền Tả Phủ - Lạng Sơn

Đền Tả Phủ - Lạng Sơn

Hán quận công Thân Công Tài là người xã Như Thiết, huyện Yên Dũng phủ Lạng Giang, nay là thôn Như Thiết, xã Hồng Thái huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang. Xuất thân trong một dòng họ quý tộc có học, nhiều đời làm quan. Ông được trọng dụng, bổ nhiệm lên Lạng Sơn làm Phó tướng nhận chức Đô đốc Đồng tri giúp việc trấn giữ biên thùy. Trong những năm làm quan ở Lạng Sơn, ngoài việc chăm lo phòng thủ đoàn thành, giữ gìn biên ải, Thân Công Tài đã nhận thấy tầm quan trọng cũng như vị trí thuận lợi trong việc mở mang thương trường giao lưu buôn bán của Lạng Sơn và chính ông là người khởi xướng trong công cuộc này. Nhân dân ở đây vẫn truyền tụng rằng, ông là người có công san đồi, bạt đất mở mang thành 7 con đường và lập nên 7 phường cho phố chợ Kỳ Lừa, tạo cho trấn lỵ Lạng Sơn một khu buôn bán phồn vinh, tấp nập, giúp cho dân chúng trao đổi hàng hóa thông thương xuôi ngược và qua lại biên giới. Nhờ đó mà 1 vùng đồi gò hoang vu rậm rạp, dân cư thưa thớt ở mạn Bắc Đoàn thành đã nhanh chóng trở thành 1 điểm quần cư của nhiều dân tộc, 1 cửa ngõ buôn bán sầm uất thu hút cả thương nhân ngoại quốc vào kinh doanh. Và cũng nhờ đó mà người đời sau được biết đến phố chợ Kỳ Lừa, một địa danh mà sau này trở nên nổi tiếng ở vùng ải bắc. Lịch sử lưu danh truyền hậu thế Thương trường khai thị Hán Quận Công Có nghĩa là: Lịch sử lưu danh truyền muôn thủa Mở chợ gây dựng thương trường là Hán quận công. Hán Quận Công Thân Công Tài đã vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của cha ông từ bao đời nay, đó là: “Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Việc ông mở ra phố chợ Kỳ Lừa của trấn lị Lạng Sơn đã chứng tỏ một tầm nhìn chiến lược về kinh tế, từng bước biến thị trấn biên ải xa xôi trở thành nơi đô thị buôn bán giao lưu hàng hóa nhộn nhịp giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Ngày nay tư tưởng ấy vẫn còn nguyên giá trị trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo nên sự thịnh vượng để yên dân nơi phên dậu của Tổ quốc. Đền Tả Phủ có cửa chính quay về hướng Tây, nằm trên thế đất cao tạo nên vẻ uy nghi, linh thiêng với kiến trúc gồm 2 tòa, kết cấu theo lối chữ Công. Nối liền giữa hai tòa là một khoảng sân nhỏ có tấm bia đá tạo dựng năm Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa thứ 4 (năm 1683); bia có tiêu đề “Tôn sư phụ bi” (bia ghi việc tôn thờ người làm thầy, làm cha), ghi tạc công lao của Thân Công Tài với Lạng Sơn và việc mở mang thương trường buôn bán tại đây. Ngoài ý nghĩa lịch sử về lưu niệm danh nhân lịch sử Thân Công Tài, nơi đây còn là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân. Du khách thập phương nhớ đến xứ Lạng không thể không nhớ đến một lễ hội xuân lớn ngay giữa chợ Kỳ Lừa, đó là lễ hội đền Tả Phủ - Kỳ Lừa được tổ chức từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng hàng năm. Một lễ hội có quy mô lớn được nhân dân các dân tộc thành phố Lạng Sơn và du khách gần xa thành kính dâng hương tưởng nhớ Hán Quận Công Thân Công Tài và cầu cho “Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, kinh doanh buôn bán phát lộc, phát tài”. Lễ hội tại Đền Tả Phủ Trải qua thời gian, đến nay di tích đền Tả Phủ đã xuống cấp. Được sự nhất trí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, năm 2019 Ban quản lý Đền triển khai phương án tôn tạo ngôi đền bằng hình thức xã hội hóa. Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa đối với cán bộ và nhân dân trên địa bàn phường cũng như du khách thập phương, với mong muốn giá trị của ngôi đền luôn được bảo tồn, gìn giữ và phát huy. Để hoàn thành việc trùng tu di tích, Ban quản lý đền mong muốn nhận được sự phát tâm ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức, cá nhân bằng tình cảm cao đẹp của mình chung tay, góp sức, ủng hộ vật chất, kinh phí, tư liệu lịch sử để góp phần hoàn thành việc tôn tạo đền. Theo Petrotimes

Có thể bạn quan tâm:

  • Chợ chim trời lớn nhất ở miền Tây
  • Trầm hương là gì và công dụng của trầm hương
  • Bộ đội biên phòng Đắk Nông tặng 2 tấn gạo cho đồng bào nghèo biên giới
  • Quy Nhơn
  • Anh Vũ 5S Online "Phiêu lưu cùng Gulliver"
  • Hình độc về lễ hội làng ở Nam Định năm 1928
  • Ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế
  • Quảng Ngãi: Cho phép cơ sở ăn uống hoạt động bình thường từ ngày 1/12
  • Thừa Thiên Huế đón khách quốc tế theo 3 giai đoạn
  • Dấu xưa Lam Kinh