Đến Tây Yên Tử, khám phá vùng đất thiêng

Đến Tây Yên Tử, khám phá vùng đất thiêng

Từ lâu, tỉnh Bắc Giang được biết đến là miền đất có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời, nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng trung du miền núi phía Bắc đến đồng bằng sông Hồng và trong vùng Thủ đô Hà Nội. Bắc Giang có những dãy núi, thác nước hùng vĩ, cùng những thảm động thực vật phong phú như: Khu danh thắng Tây Yên Tử với rừng nguyên sinh Khe Rỗ, suối Nước Vàng, Khe Đin, Đá Ngang; Cao nguyên Đồng Cao; khu du lịch sinh thái Suối Mỡ, Hồ Khuôn Thần, Hồ Cấm Sơn, dãy núi Nham Biền… Cơ sở hạ tầng của khu du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách. Ảnh: CT Các di tích quốc gia đặc biệt tại đây có thể kể đến như chùa Vĩnh Nghiêm huyện Yên Dũng, chùa Bổ Đà huyện Việt Yên, những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, di tích lịch sử chiến thắng Xương Giang… Nếu như trước đây, du khách của các tỉnh từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang… hành hương lên non thiêng Yên Tử phải mất gần cả ngày trời thì nay, từ TP Bắc Giang, hơn 1 tiếng đồng hồ, họ đã đến được Khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử. Trên con đường di sản tâm linh, du khách được toại tâm toại ý, được thăm thú các ngôi chùa nổi tiếng: Chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, chùa Hạ, chùa Thượng (Tây Yên Tử,  Bắc Giang) và bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông và chùa Đồng Yên Tử (Quảng Ninh). Khu du lịch tâm linh Tây Yên Tử được tỉnh Bắc Giang đưa vào khai thác từ năm ngoái và năm nay có thêm tuyến cáp treo hiện đại kết nối với khu Danh thắng Yên Tử. Chùa Hạ, Tây Yên Tử Theo GS Trần Lâm Biền, tỉnh Bắc Giang cho phục dựng 2 ngôi chùa Thượng và Hạ, làm cáp treo lên chùa Đồng, đây là một sự bổ sung mở ra một con đường hành hương mới ở phía Tây để Yên Tử trở thành một di tích tâm linh, nghệ thuật và thắng cảnh một cách đầy đủ và toàn diện hơn: "Theo tôi, lễ hội của Tây Yên Tử và Đông Yên Tử cần đồng nhất với nhau để tạo nên một lễ hội lớn, thu hút du khách, từ đó, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước trên tinh thần truyền thống, trong đó có Phật giáo". Ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí, Quảng Ninh cho biết: "Điểm nổi bật nhất của Khai hội Xuân Yên Tử năm nay là, chúng tôi kết nối thành công con đường du lịch tâm linh Đông-Tây Yên Tử. Hiện, tuyến đường hành hương giữa 2 điểm đã khang trang, sạch đẹp, công tác an ninh trật tự vệ sinh môi trường đảm bảo, việc thu phí vãn cảnh ổn định, văn minh". Đến Tây Yên Tử, du khách còn được trải nghiệm, khám phá thú vị, ấn tượng sâu sắc với những sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn. Đó là chiêm ngưỡng không gian văn hóa Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử;  Mộc bản Chùa Vĩnh Nghiêm - Di sản tư liệu thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Những hiện vật khảo cổ được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Tây Yên Tử Trà Vân-Chu Tùng/ thanhtra.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Du lịch Hà Nội đưa yếu tố bền vững lên hàng đầu trong phát triển sau đại dịch COVID-19
  • Sắc hoa vàng tháng Tư quyến rũ trên những con đường ở Bình Dương
  • Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực Quảng Ninh trong du lịch
  • Sôi nổi Hội đua ghe Ngo khu vực ĐBSCL lần thứ 4
  • Vịnh Ninh Vân - viên pha lê ẩn giấu
  • Phát hiện ca mắc Covid-19 đầu tiên tại khu cách ly tỉnh Tiền Giang
  • Thành cổ Nghệ An - chứng tích lịch sử cận đại
  • Hotel Royal Hoi An - MGallery by Sofitel
  • Hồ Ly "Tuyệt tình cốc" Phú Thọ
  • Mùng 1 Tết Canh Tý 2020: Du xuân lên cao nguyên đá xem 'đá nở hoa'