Độc đáo tết cổ truyền của người Hà Nhì nơi đầu nguồn sông Đà
Người Hà Nhì ở Mường Tè (Lai Châu) sinh sống quần cư ở các xã biên giới Ka Lăng, Tá Bạ, Thu Lũm, Mù Cả, thuộc khu vực đầu nguồn sông Đà. Đây là dân tộc ở Lai Châu còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa riêng biệt, trong đó có tết cổ truyền và thường được tổ chức sớm vào tháng 10 âm lịch. Người Hà Nhì ở đầu nguồn sông Đà thường ăn tết bắt đầu vào ngày Thìn và kết thúc vào ngày Thìn trong tháng 10 âm lịch, sau khi hoàn thành vụ mùaBà con dọn dẹp trang hoàng nhà cửa sạch đẹp hơn Tùy vào điều kiện của từng gia đình, bà con Hà Nhì mổ lợn to hay nhỏ. Việc mổ lợn ăn tết thường được tổ chức vào sáng sớm ngày Thìn đầu tiên, với sự tham gia của đông đủ thành viên trong gia đình Sau khi mổ lợn, phần thịt ngon nhất làm mâm cúng tổ tiên, gan lợn được giữ nguyên vẹn để mang đi xem, với mong muốn có một năm mới đủ đầy hơn Việc xem gan, mật lợn thường được người già có kinh nghiệm trong gia đình làm và được thực hiện một cách kỹ lưỡng Khi gan lợn lành lặn, màu sắc tươi tắn, mật lợn căng đầy thì năm đó dự báo chăn nuôi phát triển, mùa màng bội thu Mâm cúng ngoài thịt lợn không thể thiếu bánh giầy do người già, trẻ em, phụ nữ trong gia đình tự tay làm Người dân Hà Nhì ở bản Mé Gióng, xã Ka Lăng cho biết, bánh giầy cúng thường được làm to, tròn thể hiện sự tròn trĩnh, no đủ của gia chủ Tết cổ truyền của người Hà Nhì ở huyện biên giới Mường Tè, tỉnh Lai Châu còn là dịp để bà con tới nhà nhau vui chơi, chúc những lời chúc tốt đẹp nhất Đây cũng là dịp để bà con lựa chọn và diện trên mình bộ váy áo mới truyền thống của dân tộc mình, với mong muốn năm mới nhiều may mắn... Niềm vui rạng rỡ trên gương mặt người phụ nữ khi được diện những món phụ kiện, trang sức lộng lẫy của ngày tết ...cùng nhau quây quần bên mâm cỗ ngày tết, với những lời chúc tốt đẹp nhất... ...thưởng thức các món ăn từ thành quả lao động sản xuất trong năm của gia đình Tết cổ truyền của người Hà Nhì nơi thượng nguồn sông Đà thuộc huyện Mường Tè (Lai Châu) là nét văn hóa đặc sắc riêng biệt trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đã và đang được người dân nơi đây lưu giữ và phát huy Khắc Kiên/VOV Tây Bắc