Điện Biên: Nét đẹp chợ phiên vùng cao Tủa Chùa

Điện Biên: Nét đẹp chợ phiên vùng cao Tủa Chùa

Ở Tủa Chùa có 3 địa điểm tổ chức chợ phiên là xã Xá Nhè, xã Tả Sìn Thàng và trung tâm thị trấn Tủa Chùa Từ lâu, chợ phiên đã trở thành nét văn hóa của bà con dân tộc vùng cao Tủa Chùa Phiên chợ Tả Sìn Thàng (họp vào các ngày Tý và Ngọ); chợ phiên Xá Nhè (họp vào ngày Mão và ngày Dậu), còn chợ phiên tại thị trấn Tủa Chùa họp vào thứ 7 và ngày chủ nhật hàng tuần Hàng hóa được bày bán tại chợ rất phong phú và đa dạng, từ trang phục thổ cẩm đến các mặt hàng nông sản, vật dụng sinh hoạt trong gia đình Hầu hết đều là “cây nhà lá vườn”, do người dân tự trồng, nuôi, hay hái trên rừng như măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, mật ong, rau củ, đỗ tương... ...và dụng cụ lao động sản xuất Bày bán hoa Lan trong phiên chợ Tiểu thương tận dụng công nghệ giới thiệu và bán hoa qua mạng Chợ phiên giúp bà con có thêm thu nhập Mặt hàng bày bán nhiều nhất là thổ cẩm. Đồng bào mang đến chợ những bộ quần áo, chiếc váy, cái khăn, túi đeo chéo, đôi giày đều được thêu thủ công tỉ mỉ Chị Hạng Thị Ly, xã Xá Nhè cho biết, chị cùng em gái hàng ngày tranh thủ sau thời gian làm rẫy ở nhà may trang phục để mang ra chợ bán. Cứ đến ngày chợ phiên, hai chị em lại mang những mặt hàng đẹp nhất để bán cho khách hàng Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi, mua bán mà còn là ngày hội của bà con vùng cao. Bà con đi chợ để gặp gỡ, giao lưu sau một tuần lao động mệt nhọc Vũ Lợi /  VOV Tây Bắc

Có thể bạn quan tâm:

  • Đi cắm trại hơn một tuần, 4 người kẹt ở núi Dinh 1,5 tháng vì dịch
  • Xứ sở Gò Công với những điểm đến đẹp quên lối về
  • Bún tôm, sam biển lạ miệng khi đến vùng biển Cát Bà
  • Trải nghiệm xuân dân dã ở Cồn Phụng, Bến Tre
  • Mùa đông lên thượng ngàn ăn cơm mới của đồng bào Bru - Vân Kiều
  • Phú Thọ: Đưa vào sử dụng cầu đi bộ qua hồ công viên Văn Lang
  • Cộng đồng là 'chìa khóa' phát triển du lịch Hòa Bình
  • "Xèo xèo" bánh căn Cam Ranh
  • Mực nhảy Vũng Áng
  • Ký sự Lý Sơn – khúc bài chòi mùa hạ