Đền Hùng 2019: Vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp

Đền Hùng 2019: Vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp

Chen lấn xô đẩy để được vào trước Trong 2 ngày mùng 9, mùng 10 tháng 3 âm lịch - tức chính hội Giỗ Tổ, hàng nghìn người dân đổ về núi Nghĩa Lĩnh (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng và tham gia lễ hội Đền Hùng 2019. Không khí những ngày giỗ Tổ khiến ai cũng hào hứng, vui vẻ và sẵn sàng leo lên đền Thượng với gần 500 bậc thang đá dù thời tiết nơi đây khá oi bức. Mặc dù các lực lượng chức năng đã tuyên truyền người dân đi theo hàng và bố trí nhiều lớp kiểm soát, nhưng ngay khi bắt đầu, hàng nghìn người đã ùa lên, chen lấn, xô đẩy cố mong được vào trước. Và dĩ nhiên, những hàng rào an ninh do lực lượng công an, quân đội và thanh niên tình nguyện lập nên nhanh chóng mất hiệu lực. Chỉ đến khi Ban Tổ chức thay đổi phương án cũng như tiến hành mở rộng lối đi thì tình trạng chen lấn mới giảm bớt. Trang phục "thiếu vải", phản cảm Từ nhiều năm nay, Ban tổ chức lễ hội Đền Hùng đã dựng sẵn một tấm bảng nghiêm cấm không mặc quần áo cộc (trang phục phản cảm) vào đền, chùa ngay tại sảnh sân trước khi du khách di chuyển vào khu vực làm lễ. Tuy nhiên, bỏ mặc "lệnh cấm", nhiều du khách vẫn thản nhiên mặc những bộ trang phục hở hang, quần đùi, áo cộc, váy ngắn... đến với lễ hội, làm xấu đi hình ảnh về nguồn nơi đất tổ linh thiêng. Dưới đây là những hình ảnh về trang phục không phù hợp nơi đền, chùa mà nhóm phóng viên Vietnam Journey đã ghi lại được tại Lễ hội Đền Hùng 2019. Các dịch vụ ăn theo tự phát Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng nhiều lái xe ôm liên tục lượn lờ bắt khách, bất chấp việc có thể gây nguy hiểm cho những người đang đi bộ. Cả người lái xe và hành khách đều không đội mũ bảo hiểm. Thậm chí, có nhiều trường hợp sẵn sàng chở 3, 4 hành khách một lúc… Cách đó vài chục mét, những điểm trông giữ xe tự phát mọc lên nhan nhản dù đối diện ngay bên đường là bãi trông giữ xe do Ban tổ chức bố trí. Tại lễ giỗ tổ năm nay, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu đảm bảo 5 "không" gồm: không có tình trạng ùn tắc giao thông, không để xảy ra tình trạng kinh doanh, dịch vụ với giá cả mang tính “chặt chém”, không có người ăn xin, không để xảy ra các hành vi mang tính phản cảm, và không để mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Thế nhưng rõ ràng, để làm được điều này, thì chỉ sự nỗ lực của Ban tổ chức thôi là chưa đủ, mà còn cần sự chung tay góp sức của chính những du khách về dự lễ. Nhóm PV Vietnam Journey

Có thể bạn quan tâm:

  • Hải Dương tạm dừng hoạt động kinh doanh ăn, uống trong nhà, tại chỗ
  • Chùa Bầu - ngôi chùa lớn nhất thành phố Phủ Lý, Hà Nam
  • Những món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn
  • Trình diễn di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu các dân tộc Hòa Bình
  • Ngắm hoàng hôn trên "phố đảo" Bích Đầm
  • Ngôi nhà phủ gốm đỏ chất đầy đồ cổ độc nhất miền Tây
  • Check-in những quán cà phê không thể bỏ qua ở Hội An
  • Triển lãm liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên
  • Khu du lịch Vinh Sang
  • Tới Thanh Hà trải nghiệm nghề làm gốm