Chuyện kể bên âu thuyền ở đảo Bạch Long Vĩ

Chuyện kể bên âu thuyền ở đảo Bạch Long Vĩ

Đi nhờ được một thuyền nhỏ, phóng viên được nghe nhiều câu chuyện về cuộc sống của mọi người trên các tàu cá. Một góc những tàu, thuyền quanh đảo Bạch Long Vĩ Ngư dân hầu hết là người ở miền Trung, thuộc các tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh... Họ đi thuyền đánh bắt nhiều tháng trên biển, có thời điểm nhiều cá, nhiều mực thì họ sẽ về sớm để bán cho những người thu mua tại bờ, còn không, họ cứ lênh đênh trên biển, ngày này qua ngày khác. Các thuyền viên trên tàu đều coi nhau như anh em một nhà Đa phần thuyền viên đều là nam giới. Vậy nên người trên tàu hay trêu nhau là "Làng đàn ông" hay "Xóm ế vợ" là như thế, dù phần lớn mọi người đều có gia đình ở quê, đều có những người luôn mong ngóng họ trở về từ biển. Hiếm hoi xuất hiện hình ảnh phụ nữ ở khu vực này Nhiều người chia sẻ rằng, những tháng ngày đi biển vui cũng có, khổ cũng có, có chuyến được, có chuyến không, có chuyến vừa được vừa không, nghĩa là có những chuyến đi lâu quá, nên tiền thu từ đánh bắt chỉ đủ để thi thoảng mua nước ngọt, mua đồ ăn thức uống cho anh em trên tàu, vậy là hòa vốn, và lãi chỉ là làn da thêm rám nắng, sạm đi do nước biển, mọi người thêm rắn rỏi, thêm những kinh nghiệm sóng nước, còn không mang được gì về cho gia đình. Tàu, thuyền nào cũng trang bị đầy đủ các vật dụng sinh hoạt cần thiết Đúng nghĩa của từ đi câu, lúc ngồi cả ngày không câu được con mực nào, có lúc thì chỉ một đêm cũng đầy tàu. Cuộc đời ngỡ như canh bạc mưu sinh, chỉ may mắn dựa vào kinh nghiệm, để đi xa bờ hơn nữa, đến vùng chưa được khai thác hơn nữa thì may ra mọi việc mới thuận lợi. Nhưng dù được, dù mất, dù vất vả, dù phải lênh đênh trên biển, nhưng những người ngư dân đến từ các vùng miền luôn cười, nụ cười rất tươi, và chào đón người trong đất liền ra như chào đón người thân của mình. Thuyền nào có gì cũng sẵn sàng mời ăn hay cho cá, cho mực mang về, và luôn dặn "Phải ăn ngay, ăn ngay mới ngon nhé!" Dù vất, dù mệt nhưng nụ cười luôn nở trên môi các thuyền viên Một lái tàu thân thiện khi gặp đoàn phóng viên của Kênh truyền hình VOV Sóng nước lênh đênh ấy làm nên những con người rắn rỏi, kiên cường nhưng lại thật tình cảm, họ gắn với biển vì đây là nghề, là cuộc đời của họ. Các thuyền viên trên các tàu đều nói, đừng hỏi tuổi, hãy hỏi họ đã đi biển bao nhiêu mùa. Với các thuyền viên, biển là cuộc đời của họ Cuộc đời có những định mốc thật quan trọng. Có một thuyền viên chia sẻ, mùa thứ 10 anh đi biển là vợ anh sinh đứa con thứ 3, giờ anh cũng mới gặp 1 đôi lần, vì phụ nữ và trẻ con không đi biển được, rất vất vả. Những câu chuyện cứ như thế "di chuyển" từ tàu này sang tàu khác, mà tàu nào cũng giống nhau. Còn cuộc sống sinh hoạt của họ rất tạm thời, như chiếc võng mắc chỗ này, mai đổi chỗ khác. Lục Hường/VOVTV

Có thể bạn quan tâm:

  • Nga Sơn mùa cói
  • Nà Ka
  • Mũi Né
  • Sóc Trăng: Triệu tập chủ tài khoản Facebook đăng tải danh sách người Sóc Trăng đi du lịch ở Đà Nẵng
  • Đến Sóc Trăng đừng quên chợ nổi Ngã Năm
  • Quảng Nam sẵn sàng kế hoạch đón khách quốc tế trở lại
  • Phú Quốc trước giờ mở cửa đón khách quốc tế
  • Vang rền tiếng trống Đọi Tam
  • Giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hóa trong trạng thái bình thường mới
  • Thắng cảnh núi Ấn – sông Trà