Chó cắn chết người - tiếng chuông cảnh tỉnh về sự thờ ơ

Chó cắn chết người - tiếng chuông cảnh tỉnh về sự thờ ơ

Ảnh minh họa Chó cắn người có vẻ là chuyện phổ biến ở Việt Nam. Thực tế, đã có quá nhiều câu chuyện thương tâm đáng tiếc xảy ra vì chó nuôi, chó thả rông. Hồi giữa tháng 3/2019, bà Bùi Thị H., 59 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội bị chó nhà nuôi 2 năm cắn gây thương tích ở ngực và cánh tay phải. Mới đây nhất, ngày 3/4/2019, một cháu bé 7 tuổi đã bị đàn chó của gia đình bà Lê Thị  An ở Hưng Yên cắn chết. Chủ đàn chó dữ trong vụ đàn chó cắn chết cháu bé cầm mảnh vỡ lọ hoa ra chửi tục, uy hiếp phóng viên tác nghiệp. Ảnh VTC News Theo phản ánh của người dân ở địa phương, đàn chó thường được thả rông, không đeo rọ mõm, rất hung dữ, từng tấn công nhiều người và vật nuôi ở địa phương. Gần đây nhất, ngày 31/3, một cháu bé học lớp 1 cũng bị đàn cho tấn công phải nhập viện. Những câu chuyện như thế này, đến khi nào mới chấm dứt? “Chó cắn chết người”, chủ chó có bị khởi tố trước pháp luật? Về sự việc cháu bé bị chó cắn chết, người chủ nuôi đàn chó có thể sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu điều tra, thu thập chứng cứ có đủ các yếu tố quy trách nhiệm hình sự. Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng cho biết: “Dưới góc độ pháp luật, để một đàn chó với nhiều con chó tấn công một cách hung dữ dẫn đến một cháu bé bị tử vong là có dấu hiệu cấu thành tội phạm được quy định tại điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015. Đó là tội vi phạm về an toàn trong lao động, vệ sinh lao động và an toàn nơi đông người. Điều luật quy định rất rõ là người nào vi phạm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, an toàn ở nơi đông người và gây thiệt hại cho người thì bị phạt tiền hoặc phạt tù, cải tạo 3 năm.” Theo luật sư Hướng, việc cháu bé bị chó cắn chết ở Hưng Yên là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả người làm luật, người quản trị xã hội và người áp dụng pháp luật và toàn thể người dân trong xã hội. Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng “Từ trước tới nay, chúng ta thấy hiện tượng chó tấn công người tương đối phổ biến. Rõ ràng luật pháp của chúng ta có nhưng áp dụng luật pháp thì hầu như không diễn ra, không diễn ra với những người nuôi thả nhốt chó một cách tự do, không diễn ra với những người không rọ mõm chó khi ra ngoài, không có cách thức kiểm soát để chó tấn công người, và không xử lý được những hậu quả xảy ra trong xã hội nên rõ ràng nếu không xem xét xử lý pháp luật một cách nghiêm túc trong trường hợp này thì việc tương tự có thể xảy ra, và không bảo đảm an ninh trật tự xã hội.”, luật sư Hoàng Văn Hướng cho biết. Phải nhanh chóng vào cuộc Hệ thống pháp luật hiện đã tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, việc áp dụng luật vào đời sống đang là vấn đề lớn. Như Nghị định 90/2017/NĐ-CP, quy định phạt 600-800 ngàn đồng cho hành vi như không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng. Nhưng quy định này vẫn chưa được thực thi nghiêm chỉnh tại tất cả các địa phương, và cũng không phải địa phương nào cũng có đội kiểm tra, giám sát chó thả rông, không rọ mõm. Luật sư Hoàng Văn Hướng chia sẻ: “Các nhà làm luật, các nhà quản trị xã hội ở cấp trung ương và địa phương phải nhanh chóng vào cuộc và coi đây là một hiện tượng, tiếng chuông cảnh tỉnh để có hành động cụ thể bằng việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tuyên truyền, áp dụng pháp luật để bảo đảm an toàn trật tự cho tất cả các công dân, đặc biệt là người già, phụ nữ, trẻ em.” Vì sao chó cắn người và cách tự bảo vệ bản thân khi gặp chó lạ, chó thả rông Với kinh nghiệm của một bác sỹ thú ý và nhiều năm nuôi dưỡng, huấn luyện chó của Liên đoàn xiếc Việt Nam, bác sỹ Nguyễn Hải Đăng, Giám đốc bệnh viện thú ý Hải Đăng, chia sẻ một số lời khuyên và kinh nghiệm tự vệ khi gặp chó lạ, chó thả rông. Bác sỹ Nguyễn Hải Đăng, Phó Trường đoàn xiếc thú Trung ương kiêm Giám đốc bệnh viện thú y Hải Đăng Bác sỹ Đăng chia sẻ: “Chó là loài động vật mang tính chất bầy đàn, rất dễ bị kích động. Không chỉ riêng trường hợp của em bé ở Hưng Yên, có những trường hợp khác, chính chủ nuôi nhưng tại sao vẫn bị cắn? Đó là do thần kinh của loài chó rất dễ bị kích động, có thể khi những con đầu tiên trong đàn chỉ cắn đùa nhưng khi cơ thể người hay em bé đó bị chảy máu thì lúc đó tính hoang dã của những chú chó này sẽ bị trỗi dậy và lúc đó là cắn thật.” Người nuôi cần chú ý phải tuân thủ đúng quy định pháp luật. Khi nuôi một đàn chó 5-7 con, sẽ rất nguy hiểm nếu chó cắn xé, kể cả chính chủ nhà, hay hàng xóm láng giềng. Người nuôi chó phải có ý thức: Theo bác sỹ Nguyễn Hải Đăng, có thể áp dụng một số kinh nghiệm sau để tự bảo vệ bản thân khi gặp chó lạ: Nên gắn chíp quản lý chó và có hồ sơ rõ ràng để cơ quan chức năng kiểm tra đầy đủ, rõ ràng. Cần làm chặt hơn việc kiểm dịch vận chuyển chó, mèo, vật nuôi từ các nước khác hoặc các vùng khác nhau. Nhóm PV Vietnam Journey

Có thể bạn quan tâm:

  • Quần thể danh thắng Tràng An
  • Một ngày "lạc trôi" trong khu bảo tồn lan rừng lớn nhất Việt Nam
  • Thác Tác Tình
  • Lặng ngắm vẻ đẹp mộc của Tam Cốc - Bích Động năm 1991
  • Biển Cửa Tùng
  • "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3 trải nghiệm tắm onsen Nhật Bản
  • Tuyến đường bản đồ biển đảo bằng chất liệu gốm ở Bình Dương
  • Bãi Con
  • Dàn thí sinh “Người đẹp xứ Mường 2019” khoe sắc tại thác Cửu Tú Sơn
  • Bãi Dài - điểm đến không thể bỏ qua ở Cam Ranh