Chiêm ngưỡng bốn mô hình thánh tích Phật giáo ở thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Chiêm ngưỡng bốn mô hình thánh tích Phật giáo ở thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác

Toàn cảnh thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác (ảnh sưu tầm) Chính điện (ảnh sưu tầm) Sau 2 năm xây dựng, bốn mô hình thánh tích Phật giáo liên quan tới Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có nguồn gốc từ Ấn Độ và Nepal đã hoàn thành trên mảnh đất miền Tây. Đây là công trình được xây dựng thể theo tâm nguyện của Trưởng lão HT.Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ HĐCM GHPGVN, vị giáo phẩm chủ trương phục hồi thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, cũng như mong mỏi của Phật tử xa gần. Tượng phật Thích Ca Mâu Ni (ảnh sưu tầm) Đặc biệt nhất phải kể đến pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được tạc bằng đá ngọc, thếp vàng, cao 4,5m, nặng trên 30 tấn, do đích thân các nghệ nhân Myanmar chế tác. Điểm khác biệt so với tất cả hệ thống các thiền viện trong cả nước chính là việc xây dựng Tứ động tâm (Lâm - tì - ni, nơi Phật Thích Ca đản sinh; Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Phật thành đạo; Lộc Uyển, nơi Phật chuyển pháp luân và Câu-thi-na, nơi Phật nhập diệt) theo đúng nguyên mẫu các công trình ở Ấn Độ và Nepal với tỷ lệ 6 - 10. Thiền viện có tổng diện tích 50 hecta, khuôn viên rộng lớn với nhiều cây đại thụ, nhiều khối đá tảng khổng lồ. Cổng nhìn từ Chính điện (ảnh sưu tầm) Thiền viện có 2 khu vực biệt lập là nội viện và ngoại viện. Trong đó khu ngoại viện bao gồm nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông,… với tổng diện tích hơn 47.000m vuông. Trong đó, Chánh điện của Thiền Viện có sức chứa lên đến hơn 3.000 người. Ảnh: didi.266 Nhiều Phật tử cũng chọn Thiền viện Trúc Lâm Giác Chánh là nơi tụng kinh, nghe giảng pháp. (Ảnh: Nguyên Hưng)Kiến trúc độc đáo như một " tiểu Ấn Độ" thu hút giới trẻ "sống ảo" (Ảnh: Thanh Danh Huỳnh) Vào ngày Chủ nhật tuần thứ ba mỗi tháng, Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt dành cho Phật tử. Mọi người có thể cúng viếng, tụng kinh, sám hối, nghe giảng pháp, ngồi thiền hay chỉ đơn giản là đến vãn cảnh. Theo Đồng Hoa/petrotimes.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Trung thu sớm ở làng làm mặt nạ giấy bồi
  • Bắc Sơn rực rỡ mùa vàng
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội Di sản Văn hóa Đà Nẵng 2020
  • Hồ Ba Bể
  • Khánh Hòa: Đón đoàn khách du lịch có 'hộ chiếu vaccine' đầu tiên, tạo đà phục hồi du lịch
  • Độc đáo lễ bắt rể cho con gái bằng 14 chú voi khủng ở Tây Nguyên
  • Khai mạc Festival thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Thượng Ngàn và Lễ hội Cơm mới đền Đông Cuông, Yên Bái
  • Pleiku phấn đấu đón trên 2,5 triệu lượt du khách vào năm 2030
  • Lễ hội Đền Hùng 2020 không tổ chức phần hội để phòng, chống COVID-19
  • Hội thi Sắc màu văn hóa Việt Nam – Indonesia 2020