Bay dù lượn chiêm ngưỡng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Bay dù lượn chiêm ngưỡng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng

Cánh dù lượn bay trong vùng di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Ảnh: Trang Vũ Đến Cao Bằng, Hội Dù lượn thành phố Hà Nội có 20 thành viên. Đoàn đã khảo sát điểm cất cánh tại xóm Thôm Phiêng, thị trấn Tĩnh Túc; điểm hạ cánh tại xóm Phia Bó, xã Thể Dục (Nguyên Bình). Độ cao tại điểm cất cánh là 950m, điểm hạ cánh là 520m so với mực nước biển. Qua khảo sát, điểm bay tại Thung lũng treo Tĩnh Túc được đánh giá là có điều kiện phù hợp với môn thể thao mạo hiểm bay dù lượn. Thung lũng treo Tĩnh Túc dài hơn 4km, rộng gần 1km, là một dạng địa hình karst đặc biệt ở thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình. Khác với địa hình thung lũng thường thấy nằm thấp hơn so với địa hình xung quanh và có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng, thì thung lũng treo thường để lại dấu tích trên các sườn núi cao, dọc theo các đới đứt gãy. Khu vực này còn có thể thấy các vách núi đá vôi dốc đứng, hình thành do đứt gãy cắt vào sườn núi cao hàng chục mét. Từ trên cao tận hưởng khung cảnh bao la của đất trời, sự hùng vĩ của núi non và vẻ đẹp những vườn mía xanh bát ngát. Ảnh cắt từ video của phi công bay khảo sát Bay dù lượn tại Thung lũng treo Tĩnh Túc đem đến những trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho các phi công. Các thành viên trong đoàn được chiêm ngưỡng cảnh quan karst đặc trưng của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng theo cách hoàn toàn mới. Phi công Nguyễn Hữu Nam (thành viên lớn tuổi nhất đoàn bay khảo sát) chia sẻ: "Tôi thực sự ấn tượng với cảnh quan nơi đây. Bay trên không được ngắm trọn vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng, vẻ đẹp của thung lũng, làng bản và đáp xuống giữa màu xanh tươi của vườn mía xóm Phia Bó. Người dân đến xem chúng tôi bay dù lượn khá đông khiến chúng tôi rất vui. Nếu tỉnh tổ chức các đợt khảo sát hoặc sự kiện bay dù lượn thời gian tới, tôi nhất định quay lại với Cao Bằng". Anh Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội Dù lượn thành phố Hà Nội cho biết: "Tôi đã đi bay nhiều địa điểm nổi tiếng ở nước ta. Đến đây, tôi thấy có đặc trưng riêng, nhiều núi non tạo ra cảnh quan rất đẹp. Không khí ổn định, trời trong, mát dịu, tương tự như ở điểm du lịch nổi tiếng Langbiang Đà Lạt. Theo tôi, điều kiện địa hình và thời tiết tại huyện Nguyên Bình có thể tổ chức được sự kiện bay dù lượn để thu hút các vận động viên dù lượn chuyên nghiệp cũng như du khách yêu thích khám phá, trải nghiệm đến với Cao Bằng". Loại hình thể thao mạo hiểm bay dù lượn kết hợp du lịch hứa hẹn sẽ là một hình thức mới thu hút du khách đến với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng nói riêng, tỉnh Cao Bằng nói chung. Theo Trung tâm Văn hoá và Thông tin Du lịch Cao Bằng

Có thể bạn quan tâm:

  • Nhà hàng, khu du lịch ở Lâm Đồng hoạt động trở lại
  • Ngăn chặn hành vi trục lợi tín ngưỡng tại đền Ðá Thiên
  • Ngắm nhìn 'cột khói trắng ngút trời' ở vương quốc gạch hơn 100 năm tuổi
  • Khu du lịch xanh Sala chính thức đi vào hoạt động
  • Quán cà phê khiến khách nhớ về tuổi thơ
  • 9 điểm đến ấn tượng nhất đất Hòa Bình
  • Chùa Keo Thái Bình – ngôi chùa cổ đẹp bậc nhất Việt Nam
  • Cù Lao Chàm đã quá tải, có nên đón thêm du khách?
  • Flamingo Đại Lải Resort – Điểm dừng chân trên hành trình Bắc Việt
  • Du lịch Ninh Bình vắng vẻ lạ thường sau khi mở cửa đón khách trở lại