Bắc Kạn: Giá trị của chiếc chuông đồng cổ ở Vi Hương

Bắc Kạn: Giá trị của chiếc chuông đồng cổ ở Vi Hương

Nghe các bậc tiền bối kể lại rằng, chiếc chuông đồng cổ ở Vi Hương có niên đại vài trăm năm, từ thời kỳ vua Vĩnh Thịnh, năm 1706 do những người thợ lành nghề ở xã bỏ công sức ra để đúc. Chuông được treo ở một ngôi chùa có tên là chùa Hoa Sơn, thuộc thôn Đon Bây, Bắc Kạn. Hàng năm vào những ngày lễ tết, sau vụ thu hoạch mùa màng, nhân dân thường đến chùa cầu khấn, cảm ơn trời đất và cầu cho muôn vật tốt tươi, phồn thịnh. Trong 2 cuộc kháng chiến của dân tộc, chùa Hoa Sơn nằm trong diện phải tiêu thổ, còn sót lại mỗi chiếc chuông, sau này vào thời kỳ bao cấp, nhân dân xã đã sử dụng quả chuông để đánh báo giờ đi làm của hợp tác xã. Quả chuông đồng được xã giao cho 1 hộ gia đình ở thôn Bó Lịn trông coi, bảo vệ Theo tài liệu ghi chép, chuông đồng ở chùa Hoa Sơn có trọng lượng hơn 200kg, cao hơn 1m, đường kính miệng rộng 60cm, có 4 núm, hình dáng thanh nhã với hình chữ U, phần thân chuông đúc cầu kỳ, tinh xảo dày đặc chữ Hán Nôm. Miệng chuông có đúc nổi hoa văn cánh sen xòe đều rất đẹp, vai chuông đúc nổi 8 chữ Hán lớn với nội dung là “Tạo, chủ, hồng, chung, Hoa Sơn, tự, ký” (Bài ký về việc nấu đúc quả chuông lớn chùa Hoa Sơn). Trên cùng chuông đúc đôi đầu rồng đấu lưng nhau tạo thành quai treo, đạt trình độ nghệ thuật cao. Bài minh khắc trên quả chuông do tiến sỹ Vũ Công Đạt soạn thảo, ghi niên hiệu Lê Vĩnh Thịnh năm thứ 2 (1706), nội dung cơ bản của bài minh này là ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, con người và ý thức trân trọng bảo vệ di sản văn hóa cổ truyền. Khắc tên những người đã có công đức, tiền của làm nên ngôi chùa để lưu truyền hậu thế. Quả chuông và bài minh thực sự là hiện vật cổ quý hiếm, những dòng đầu tiên của bài minh là những câu thơ sau: "Hoa Sơn thắng cảnh Cổ tích danh lam Đất thiêng ưu ái Người sớm siêng năng Uy linh hữu hiện Bảo ứng phân minh Nơi này có một…” Nội dung bài minh khẳng định rằng đây là vùng đất có danh lam thắng cảnh và là “Đất thiêng ưu ái”, “Đất lành chim đậu” vì thế cứ sau thu hoạch mùa màng, bà con lại đến chùa Hoa Sơn để cảm tạ đất trời vì đã giúp nhân dân có cuộc sống ấm no, đầy đủ. Hiện nay quả chuông đồng được vận chuyển đến một mỏm đồi dốc, giao cho gia đình bà Hoàng Thị Nhu, ở thôn Bó Lịn trông coi. Sở dĩ chuông đặt tại vị trí có địa hình khá khó khăn như vậy là để tránh sự nhòm ngó của các đối tượng xấu. Tuy nhiên qua sát cho thấy quả chuông cổ được treo khá tạm bợ, có mái che chắn bằng prôximăng, mặc dù bảo vệ như vậy nhưng với một vật cổ quý giá mà để ở nơi thiếu an toàn, ít người biết đến thực sự chưa tương xứng. Đồng chí Ngọc Văn Thoa - Bí thư Đảng ủy xã Vi Hương cho biết: “Chuông đồng cổ là hiện vật giá trị của địa phương, được bà con bảo vệ, gìn giữ cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên để phát huy giá trị lịch sử, văn hóa vốn có, gìn giữ những nét tinh túy nhất của các hiện vật cổ, địa phương rất mong sớm được Nhà nước quan tâm, đầu tư, khôi phục lại chùa Hoa Sơn, nơi gắn với quả chuông đồng cổ để góp phần bảo vệ di tích văn hóa, phục vụ cho hoạt động tìm hiểu, tham quan du lịch của xã nói riêng và huyện Bạch Thông nói chung”./. Theo Báo Bắc Kạn điện tử

Có thể bạn quan tâm:

  • Du lịch cộng đồng - Điểm nhấn mới tại hồ Ghềnh Chè
  • Khai mạc Ngày hội Văn hóa, du lịch Hòa Bình tại Hà Nội
  • Sao Việt check-in cà phê kiểu Nhật ở Đà Lạt
  • Phú Thọ chuẩn bị tour an toàn cho dịp đầu xuân và Giỗ Tổ Hùng Vương 2022
  • Khai trương tour du lịch đêm Đền Hùng ''Trở về cội nguồn - Linh thiêng đất Tổ''
  • Bộ VHTTDL khẩn trương hoàn thiện các quy trình đón khách quốc tế thí điểm tại Phú Quốc
  • Ngắm san hô và thủy sinh dưới hòn đảo đẹp nhất Việt Nam
  • Lễ cưới truyền thống của cặp đôi tỷ phú Ấn Độ tại Phú Quốc
  • 8 địa điểm đáng đến của xứ dừa Bến Tre
  • Nét đẹp thuyền độc mộc