10 điểm đến đậm chất văn hóa nhất ở Hưng Yên
1. Phố Hiến Nguồn: hungyen.tintuc.vn Phố Hiến nằm ở trung tâm thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, nối liền với Hà Nam, Thái Bình. Phố Hiến xưa được coi là "tiểu Tràng An", là thương cảng lớn của miền Bắc, nơi tiếp nhận rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Những công trình cổ kính, mang đậm nét văn hóa tinh thần như: Đình Hiến, Đền Hiến, Chùa Linh Ứng, Đông Đô Quảng Hội, những pho tượng Phật nghìn năm,... Phố Hiến ngày nay đang trở thành địa điểm du lịch tâm linh trọng điểm của cả nước. Giá trị văn hóa vẫn còn đọng lại trong lòng những người con Hưng Yên và những người mong tìm về với cội nguồn văn hóa. 2. Chùa Hiến Nguồn: hungyen.tintuc.vn Chùa Hiến được xây dựng từ thời nhà Trần bởi công của Tô Hiến Thành, một quan đại thần thời nhà Lý. Trong chùa hiện còn lưu giữ lại một số pho tượng có từ thế kỷ XIX, các tấm bia với các niên đại: Vĩnh Tộ thứ 7 (1625) và Vĩnh Thịnh thứ 5 (1709). Sân trước chùa có hai tấm bia đá đặc biệt quý hiếm . Đây là những tấm bia cổ nhất, lưu trữ nhiều tư liệu lịch sử nói lên quá trình tụ cư của thương cảng Phố Hiến. Đây cũng là nơi duy nhất còn lại cây nhãn Tổ (có từ thế kỷ 16) xum xuê cành lá và cho quả mỗi năm. 3. Đền Mẫu Nguồn: Báo Hưng Yên Đền Mẫu được coi là một danh lam thắng cảnh đẹp nhất của Phố Hiến. Phía trước đền là hồ Bán Nguyệt có cây xanh râm mát, một bên là phố Nguyệt Hồ còn một bên là đê Đại Hà với không gian thoáng đãng. Đền Mẫu còn nổi tiếng bởi có cây sanh, si, đa cổ thụ có tuổi thọ ngót 800 năm ở ngay phía trước cửa đền, nơi đây hàng năm đã thu hút hàng vạn du khách tới thăm. Hàng năm, lễ hội Đền Mẫu ở Hưng Yên được tổ chức từ ngày 10 đến 15 tháng 3 âm lịch, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và du khách thập phương về tham dự, chiêm bái, cầu mong những điều tốt lành, hạnh phúc. Không chỉ vào chính hội, mà vào những ngày rằm, mồng 1 âm lịch hàng tháng lượng người đến thắp hương lễ bái và tham quan cũng rất đông. 4. Đền Chử Đồng Tử Nguồn: mytour.vn Đền Chử Đồng Tử gồm có 2 đền là đền Đa Hòa ở thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, và đền Dạ Trạch ở thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, Huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Cả hai ngôi đền này đều thờ Đức Thánh Chử Đồng Tử và nhị vị phu nhân. Hiện nay đền Ða Hoà còn gìn giữ được nhiều di vật quý hiếm, trong đó có một cổ vật vô giá của dân tộc là đôi lọ Bách thọ (có đến một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm). Đền Dạ Trạch nằm trong một không gian thoáng đãng cạnh đầm Dạ Trạch. Kết cấu chính của đền từ ngoài vào trong gồm có lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm có ba toà nhà.Toàn bộ nội thất, ngoại thất và kiến trúc ngôi đền toát lên nét cổ kính, linh thiêng. Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này. Lễ hội này còn gọi là lễ hội Đa Hòa - Dạ Trạch, lễ hội cầu tình yêu, được tổ chức cả 2 ngôi đền. 5. Văn Miếu Xích Đằng Nguồn: hungyen.tintuc.vn Văn miếu Xích Đằng hay còn gọi là Văn miếu Hưng Yên là một di tích quan trọng trong quần thể di tích Phố Hiến. Văn miếu Xích Đằng là văn miếu thuộc hàng tỉnh, được xây dựng vào năm 1832, hiện tại thuộc địa phận thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên. Hiện vật quý nhất của Văn Miếu chính là 9 tấm bia có ghi danh các nhà khoa bảng. Văn Miếu Xích Đằng là di tích minh chứng cho truyền thồng hiếu học của người Hưng Yên. Văn miếu xưa kia có 2 mùa lễ hội, trọng hội là ngày 10/2 và ngày 10/8 âm lịch hàng năm. Ngày nay, vào ngày đầu xuân tại Văn miếu có tổ chức sinh hoạt văn hóa, đó là tổ chức tế lễ, dâng hương, triển lãm thư pháp, hát ca trù, từng bước khôi phục lại lễ hội xưa. Đặc biệt vào 2 ngày mùng 4-5 tết âm lịch, tại văn miếu Xích Đằng còn diễn ra ngày hội xin chữ. 6. Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác Nguồn: Báo Hưng Yên Với diện tích 200m2 trưng bày trong khuôn viên rộng 1000m2, có nhiều di tích phụ cận xung quanh tạo nên một quần thể di tích rộng lớn. Gian giữa nhà tưởng niệm đặt khám thờ cùng các câu đối ca ngợi ông. Nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh của nhiều du khách thập phương đã đến du xuân đầu năm và thắp hương nguyện cầu cho một năm mới sức khoẻ dồi dào, may mắn, thành công trong cuộc sống. Điều làm nên sức hấp dẫn không chỉ bởi cảnh quan mà đây còn là nơi để hậu thế nhìn lại cùng học tập về đạo đức cũng như y thuật của bậc đại danh y. Lễ hội truyền thống tưởng niệm Đại danh y hàng năm được tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch, ngày mất của Đại danh y. Từ năm 2000 ngày lễ tưởng niệm này được chọn làm ngày truyền thống của những người làm công tác y dược học cổ truyền Việt Nam. 7. Đền Phượng Hoàng Đền Phượng Hoàng hay còn gọi là đền Cúc Hoa tọa lạc tại thôn Phượng Hoàng, xã Minh Tiến, huyện Phù Cừ. Ngôi đền là nơi thờ bà Cúc Hoa, vợ của Lưỡng quốc Trạng nguyên Tống Trân, một người con gái có nhan sắc, là con nhà giàu nhưng biết trọng lẽ phải và biết thương người nghèo. Đền có kiến trúc hình chữ tam theo kiểu chồng giường đấu xen. Hàng năm, vào những ngày lễ hội, từ ngày 10 đến 15 tháng 4 âm lịch ngoài các nghi thức tế lễ bao giờ cũng tổ chức rước kiệu bà Cúc Hoa sang đền Tống Trân và rước mũ, hia của Tống Trân sang đền Cúc Hoa. 8. Làng Nôm Làng Nôm – một ngôi làng cổ thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên. Đây là điểm du lịch hấp dẫn đối với những người yêu thích nét đẹp cổ xưa. Hai bên đường về làng là những cánh đồng lúa xanh bát ngát yên bình. Hàng năm, cứ đến ngày hội làng Nôm (từ 10 đến12 tháng Giêng âm lịch) du khách thập phương lại đổ về xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên hòa mình vào không gian độc đáo, êm đềm mang đậm nét của làng quê Việt Nam. Du khách thập phương khi đến làng Nôm xem hội có thể thưởng thức khung cảnh hữu tình hát Quan họ du thuyền trên ao làng, rồi cùng nhau đi vãn cảnh Chùa Nôm, thỉnh Phật, Thánh cầu bình an, xin quẻ may mắn đầu năm. 9. Hồ Bán Nguyệt Hồ Bán Nguyệt chạy dọc theo đường Bãi Sậy, nằm đối diện đền Mẫu, thuộc địa bàn của phường Quang Trung. Hồ Bán Nguyệt có hình nửa vầng trăng, phần lõm quay về phía Đông. Đây chính là dấu tích đổi dòng của sông Hồng xưa, gắn liền với truyền thuyết về mảnh gương của Hằng Nga đánh rơi. Nằm cạnh đền Mẫu, đền Trần Hưng Đạo và cụm di tích Phố Hiến, hồ Bán Nguyệt vào những ngày lễ hội là nơi tổ chức thi bơi, đua thuyền, đốt pháo hoa, hát giao duyên. Đây luôn là mảng xanh quý giá của thành phố Hưng Yên và là cảnh đẹp làm nức lòng du khách đến thưởng lãm. 10. Cụm di tích Đa Hòa – Dạ Trạch, Hàm Tử – Bãi Sậy Thuộc địa phận huyện Khoái Châu, Hưng Yên, với những giá trị nhân văn, lịch sử rất đặc biệt còn được lưu giữ tới ngày nay, cụm di tích đền Đa Hòa - đền Dạ Trạch - cửa Hàm Tử - Bãi Sậy là điểm đến thu hút đông đảo dân địa phương và du khách gần xa. Đền Dạ Trạch được xây dựng trên một khu đất cao, bằng phẳng, hình chữ nhật, nơi mà công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng thứ 18, gặp Chử Đồng Tử và hai người nên duyên vợ chồng. Từ đền Dạ Trạch, đi hơn 2km về phía nam sẽ đến cửa Hàm Tử (xã Hàm Tử). Đây là địa danh lịch sử nổi tiếng, ghi dấu cuộc chiến tranh chống quân Nguyên Mông giành thắng lợi vẻ vang năm 1285 dưới triều Nhà Trần. Điểm đến cuối cùng trong hành trình này là Bãi Sậy (xã Tân Dân) - địa danh lịch sử nổi tiếng gắn với cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo từ năm 1885 đến năm 1892 - một trong những cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương vào cuối thế kỉ 19 chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.