Đông Bắc Bộ

Đông Bắc Bộ là vùng lãnh thổ ở phía đông bắc Bắc Bộ và ở hướng bắc vùng đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Gọi là đông bắc để phân biệt với vùng tây bắc, còn thực chất nó ở vào phía bắc và đông bắc của Hà Nội, rộng hơn vùng Việt Bắc. Vùng đông bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Tây Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng).

Phần phía bắc sát biên giới Việt-Trung là các cao nguyên (sơn nguyên) lần lượt từ tây sang đông gồm: cao nguyên Bắc Hà, cao nguyên Quản Bạ, cao nguyên Đồng Văn. Hai cao nguyên đầu có độ cao trung bình từ 1000–1200 m. Cao nguyên Đồng Văn cao 1600 m. Sông suối chảy qua cao nguyên tạo ra một số hẻm núi dài và sâu. Cũng có một số khu vực đồng bằng nhỏ hẹp, đó là Thất Khê, Lạng Sơn, Lộc Bình, Cao Bằng, Tà Lùng.
Phía đông, từ trung lưu sông Gâm trở ra biển, thấp hơn có nhiều dãy núi hình vòng cung quay lưng về hướng Đông lần lượt từ Tây sang Đông là vòng cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. Núi mọc cả trên biển, tạo thành cảnh quan Hạ Long nổi tiếng. Các dãy núi vòng cung này hầu như đều chụm đuôi lại ở Tam Đảo.
Phía tây nam, từ Phú Thọ, nam Tuyên Quang, nam Yên Bái, và Thái Nguyên sang Bắc Giang thấp dần về phía đồng bằng. Người ta quen gọi phần này là "vùng trung du". Độ cao của phần này chừng 100–150 m, đặc trưng của vùng Trung du là có vùng Đồng Bằng khá rộng bị chia cắt bởi gò đồi.
Vùng đông bắc có nhiều sông chảy qua, trong đó các sông lớn là sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v...

Hành trình khám phá Đông Bắc là một hành trình của những trải nghiệm đa dạng, từ núi non hùng vĩ, tới thác nước mênh mông, qua những khung cảnh mơ mộng hữu tình, những món ăn đặc sản vùng cao và những mùa hoa, thậm chí là tuyết rơi lạnh giá.

Những địa danh nổi tiếng của Đông Bắc Bộ: