Nhà đày Buôn Ma Thuột

Nhà đày Buôn Ma Thuột

Nhà đày Buôn Ma Thuột do chính quyền thực dân Pháp thiết lập tại Đắk Lắk trong thời kỳ 1930 – 1931 để đày biệt xứ và giam giữ những người yêu nước, những Đảng viên cộng sản bị bắt và bị xử án nặng ở các tỉnh Trung Kỳ với một chế độ hết sức khắc nghiệt và tàn bạo. Nhà đày tọa lạc tại số 18 Tán Thuật, phường Tự An, Tp. Buôn Ma Thuột (ngày nay). Thời Pháp, nhà đày được xây dựng trên diện tích gần 2ha, với 4 bức tường bao quanh, cao 4m, dày 40cm, 4 góc đều có vọng gác và lính canh túc trực. Phía trong có 6 dãy lao tập thể giam giữ tù nhân. Những hình ảnh đàn áp, tra tấn tàn bạo được phục dựng. Ảnh: Baodaklak Bên cạnh cổng chính ở phía nam là dãy xà lim, giam giữ tù nhân chính trị được cho là nguy hiểm. Ngoài ra còn có nhà xưởng, bàn giấy, nhà kho và bếp ăn... đây là kiểu bố trí nhà tù truyền thống của thực dân Pháp, mục đích tạo không gian khép kín để giám sát tù nhân một cách hiệu quả. Ở đây suốt từ năm 1930 đến 1945, hàng ngàn lượt tù chính trị Việt Nam đã bị giam giữ, bị chính quyền thực dân Pháp và phong kiến tay sai hành hạ một cách dã man. Thời Mỹ, Nhà đày có thêm một bức tường ngăn đôi, một bên làm trung tâm cải huấn và một bên làm kho quân nhu, đồng thời mở hai cổng mới ở phía tây, xây thêm nhà Quốc thái dân an, nhà Nguyện, phòng biệt giam, nhà lao nữ... phục vụ cho các mục đích giam giữ và tra khảo. Phòng giam là nơi nuôi dưỡng ý chí cách mạng của những người tù Cộng sản. Ảnh: Baodaklak Vượt lên trên tất cả sự tàn bạo dã man của kẻ thù là tinh thần và ý chí đấu tranh kiên cường của những người tù cộng sản. Họ đã biến nơi đày ải thành mặt trận đấu tranh mới, thành trường đào tạo về văn hóa, chính trị, lý luận quân sự. Nhà đày Buôn Ma Thuột cũng là một trong những nơi ươm mầm hạt giống cho cách mạng. Nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước đã trưởng thành từ nơi này như đồng chí Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Phan Đăng Lưu… Năm 1980 Nhà đày được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay nhà đày Buôn Ma Thuột thường xuyên mở cửa đón khách tham quan  đến học tập tìm hiểu về lịch sử của Đắk Lắk nói riêng và của Việt Nam nói chung với nhiều hình ảnh, hiện vật tái hiện một cách chân thực, sống động những năm tháng khốc liệt của các chiến sỹ cách mạng kiên trung, bất khuất. Phạm Dương (tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm:

  • Ẩm thực Huế - Từ chốn hoàng cung đến đời sống thường ngày
  • Hành trình đặc biệt trên cao nguyên đá Hà Giang
  • Rừng nguyên sinh Khe Rỗ
  • Bánh Đúc rau câu
  • Thí sinh Nguyễn Hàm Hương đăng quang Người đẹp xứ Mường năm 2019
  • Những đặc sản Sóc Trăng dân dã mà đượm tình
  • Mũi Điện
  • Xứ Nghệ đẹp lung linh trong những tấm hình ngược sáng
  • Hương vị quê nhà: Gỏi mít miệt vườn
  • Về xứ dừa Tam Quan thưởng thức món bánh tráng khoai lang