Lội biển qua đảo Kê Gà ở Hàm Thuận Nam

Lội biển qua đảo Kê Gà ở Hàm Thuận Nam

Đảo Kê Gà rất gần bờ, chỉ cách một eo nước nhỏ. Ảnh: Nam Trần Đảo toàn đá, không có cư dân, chỉ có mấy anh em thuộc Cục Đảm bảo An toàn Hàng hải (Bộ Giao thông Vận tải) làm nhiệm vụ vận hành và bảo vệ đèn biển. Hải đăng xây dựng từ tháng 2/1897 đến cuối năm 1898, cao 35m (65m so với mặt nước biển), do kỹ sư Chnavat (Pháp) thiết kế. Công trình có hình lục giác, nhỏ dần lên đỉnh, mỗi cạnh dài từ 3m đến 2m5; tường dày từ 1m6 đến 1m, càng mỏng hơn khi lên cao. Bán kính quét sáng của hải đăng là 40 km. Hải đăng được xây bằng đá hoa cương, từng khối nhỏ hình chữ nhật, kiểu lắp ráp khít nhau và kín kẽ, gần như không sử dụng chất kết dính. Bên trong có 183 bậc thang hình xoắn ốc nối chân với đỉnh đèn. Cách đó không xa là hồ chứa nước mưa, lấy từ mái nhà phía trên. Nhà ở trên hồ chứa nên lúc nào cũng mát rượi như có máy điều hòa. Trừ mấy cây sứ cổ thụ, đảo không có cây lớn. Cả người lẫn cỏ cây trên đảo đều phải tiết kiệm đất và nước để sinh tồn. Đỉnh hải đăng là điểm đón bình minh và tiễn hoàng hôn cực chất. Hải đăng lúc đó tựa ngọn đuốc đang soi đường cho tổ quốc. Ban ngày, nhìn từ xa, hải đăng như cây bút khổng lồ, mà bầu trời là trang sách bất tận. Những ngày nước rút có thể đi bộ ra đảo. Ảnh: Nam Trần Đảo toàn đá, không có cư dân. Ảnh: Nam Trần Trước đây, du khách có thể theo ngư dân lắc thuyền thúng ra đảo hoặc thuê thuyền đánh cá. Bây giờ có cano, chỉ vài phút là tới nơi. Mùa biển lặng, có thể tổ chức team building kết bè vượt biển ra với Kê Gà. Bình thường, thủy triều vẫn lên xuống mỗi ngày nhưng vào rằm tháng giêng, thủy triều rút mạnh, kéo biển ra xa. Lội bộ ra đảo, chỗ sâu nhất chỉ chưa tới một mét. Thời gian có thể xê dịch, nhưng từ lúc nước rút mạnh và dâng trở lại, kéo dài từ 3 đến 5 tiếng. Thường là từ khuya đến rạng sáng, có thể đi bộ vượt biển qua đảo vô tư. Du khách chụp ảnh lưu niệm với ngọn hải đăng Kê Gà trên đảo. Ảnh: Nam Trần Du khách có thể cắm trại ngày dưới chân hải đăng. Ảnh: Nam Trần Hoặc chọn sát mép biển. Ảnh: Nam Trần Con đường đá đi lên hải đăng có 2 hàng sứ cổ thụ tuyệt đẹp. Ảnh: Nam Trần Để đến Kê Gà, bạn có thể khởi hành từ TP.HCM vào buổi trưa. Dễ nhất là theo quốc lộ 1 đến ngã ba núi Takou, rẽ phải đi tiếp 31 km, qua Tân Thuận là đến bờ biển Kê Gà. Nên ăn cơm trước khi lội biển. Lên đảo chỉ ăn nhẹ thêm. Lội biển ra đảo phải mặc áo phao, đèn pin, trang phục và hành lý gọn nhẹ, có người cứu hộ (ngư dân tại chỗ) cùng đi. Thời gian lội biển khoảng 25 - 30 phút (từ bờ lên đảo). Nên ngủ lại trên đảo để ngắm trăng, sao, đón bình minh. Có thể mang theo võng để ngủ. Giá cả dịch vụ: Cano đưa đón qua đảo: 50.000 đồng/khách. Ăn sáng và khuya từ 30.000 - 50.000 đồng/phần (có cà phê). Ăn chính, cơm phần từ 80.000 đồng trở lên/mỗi khách. Phải đặt trước để có hải sản tươi. Hướng dẫn và cứu hộ lội biển ra đảo: 500.000 đồng. Lệ phí lên đảo 50.000 đồng/khách, sử dụng nhà vệ sinh, nước tắm, tham quan hải đăng. Thuê lều từ 40.000 - 80.000 đồng/khách tùy loại lều. Có thể kết hợp với tour đi Bình Châu, Hàm Tân, Takou, Bưng Thị, Tân Thành, Mũi Né, Hòn Rơm… từ 2 - 3 ngày. Theo tuoitre.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • 12 cơ sở du lịch tại Bình Thuận đủ điều kiện đón khách
  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2021 sẽ diễn ra vào ngày 11/5
  • Đà Lạt ứng phó với nguy cơ bùng dịch khi mở cửa đón khách du lịch
  • Quảng Ninh - Hải Phòng: Họp bàn hợp tác phát triển du lịch
  • Nghệ An: Tưng bừng Hội diễn văn nghệ các dân tộc thiểu số
  • Lạ miệng, đậm đà gỏi trứng sam
  • Náo nức đầu năm nơi thượng nguồn sông Đà
  • Bí kíp để có chuyến đi Sa Pa “chất như nước cất”
  • Du lịch Mộc Châu: điểm đến "gây thương nhớ" ngày Tết
  • Đẹp ngất ngây đầm sen Ninh Xá ở Hà Nội