Cà phê hoài cổ Hà Nội giữa miền Đông Nam Bộ

Cà phê hoài cổ Hà Nội giữa miền Đông Nam Bộ

Giữa ồn ào xô bồ nơi thành phố Đồng Xoài, một quán cà phê nhỏ mang tên "Tem phiếu" được khá nhiều người dân yêu thích. Toàn bộ 2.000m2 quán được thiết kế tái hiện lại những đặc trưng kiến trúc của Hà Nội thập niên 60. Cà phê "Tem phiếu" dù mới đưa vào sử dụng hơn 4 tháng nay nhưng đã tạo ra một không gian lý tưởng cho những người yêu thích những điều xưa cũ, giản dị. Quán cà phê đậm nét Hà Nội giữa miền Đông Nam Bộ. Chắc hẳn những người sinh ra ở Hà Nội trong thập niên 60 của thế kỷ trước đều không thể quên được ký ức về một thời niên thiếu với hai lần “đi sơ tán” về các miền quê để tránh bom Mỹ, hay những năm tháng đến trường với chiếc mũ rơm và những cửa hàng mậu dịch gắn với ô “tem phiếu” xanh đỏ. Khung cảnh gợi nhớ những năm 1975 - 1987, đó là khoảng thời gian cuối của thời kỳ bao cấp ở Việt Nam. Đất nước đã đổi mới được gần 30 năm, quá khứ đã lùi xa, Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung của thời bao cấp giờ chỉ còn trong kí ức những người sinh từ những năm 70 trở về trước với muôn vàn trải nghiệm. Cà phê hoài cổ Hà Nội giữa miền Đôg Nam Bộ. “Giờ đây, đất nước đã thay đổi nhiều, nhưng những hình ảnh địa danh, địa điểm quen thuộc về thời bao cấp chắc hẳn vẫn còn sống mãi trong ký ức của nhiều người”, một thực khách đến nhâm nhi cà phê cho biết. Không gian nếp nhà Hà Nội cùng những vật dụng thời bao cấp được phục dựng công phu... Một dòng chữ viết tắt mà đã rất lâu rồi ít khi được thấy. CCCP mới thoạt nhìn giống như phòng cháy chữa cháy, nhưng thực chất là có nghĩa “Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết”. Điểm nhấn của quán cà phê là chiếc tem phiếu xưa, những chiếc xe cổ, đồng hồ cổ, những con phố Hà Nội thu nhỏ khá thu hút khách. Ngày 15 hàng tháng, quán tổ chức tắt điện, mở đèn dầu để khách có thể cảm nhận ánh đèn dầu hiu hắt bên những vách tường được trang trí cổ xưa. Ngày 15 hàng tháng là ngày tắt đèn vì môi trường. Phía trên lầu có trên một chiếc Babetta cổ rất đẹp. Nhắc đến những chiếc xe đạp thời bao cấp thì những cái tên như xe đạp Thống nhất, Phượng Hoàng… là cái tên được nhiều người nói đến nhất. Vì khi miền bắc được giải phóng, hòa bình lập lại thì xe đạp ở Hà Nội và miền bắc nói chung vẫn con rất nhiều. Phần lớn là xe đạp xuất xứ từ Pháp, do người Việt Nam sản xuất. Các trang trí rất giống một địa điểm bỏ phiếu bầu cử. Hình ảnh Hà Nội xưa và nay đan xen. Lô cốt cách điệu bên cạnh những dãy bàn được kê từ thùng đạn. Theo anh Trương Ngọc Hòa và anh Nguyễn Thế Tùng - đồng chủ quán cà phê, hai anh đã phải lặn lội gần 6 tháng trời ở Hà Nội và TP HCM để chọn chủ đề "Tem phiếu" và thiết kế. Chiếc loa phường gắn bó với cuộc sống người Việt Nam một thời. Phiếu gạo phiên bản 1953 được chủ quán phóng to. Giàn âm thanh Akai được một cựu chiến binh nhượng lại. Đèn dầu sẽ được thắp ngày 15 hàng tháng. “Đến đây ngay ngày thắp đèn dầu, mình không dùng điện thoại, cảm thấy cuộc sống như chậm lại, thoải mái lắm”, chị Lê Ngọc Phương, nhà ở Đồng Xoài chia sẻ. Không gian hoài cổ nhớ về Hà Nội. "Chúng tôi đều là những người gốc Bắc, xa quê hương từ nhỏ vào Bình Phước lập nghiệp. Mỗi lần về Hà Nội là trái tim lại thổn thức một tình cảm rất lạ và chúng tôi mãi không quên. Do vậy, chúng tôi thành lập quán cà phê này để đỡ nhớ quê, cùng là để cho những người xa xứ như chúng tôi có không gian để hoài niệm", anh Tùng chia sẻ. Theo dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2021 tại Đắk Lắk
  • Cửa Lò: Thu hoang dã
  • “Đêm Công tử Bạc Liêu” có gì nổi bật?
  • Bình Định: Đồng ý mở lại 3 đường bay nội địa đi và đến sân bay Phù Cát
  • Cồn Công - "viên ngọc thô" của du lịch Trà Ôn
  • Bãi biển Mỹ Khê
  • Giữ gìn nét đẹp hoang sơ của Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén
  • Đến Sapa mùa mai anh đào nở rộ
  • Làng lá dong Tuấn Dị
  • Khai mạc triển lãm mỹ thuật “Khánh Hòa chào năm mới 2020”