Người giữ tiếng khèn Mông

Người giữ tiếng khèn Mông

Thuần thục hơn 50 điệu khèn cổ và hàng trăm bài hát của người Mông, ông Hoàng Minh Tân là người giỏi nhất về múa khèn ở huyện vùng cao Pác Nặm. Đam mê tiếng khèn từ nhỏ, trải qua hàng chục năm học hỏi, tích lũy để có được kho kiến thức đồ sộ về văn hóa dân tộc Mông, trong đó có những điệu múa khèn. Vậy nên ở tuổi gần đất xa trời, ông Tân vẫn đau đáu nỗi trăn trở, có thể một ngày nào đó, bản Mông sẽ vắng đi tiếng Khèn. Năm 2014, “Câu lạc bộ khôi phục, bảo tồn Khèn truyền thống dân tộc Mông” được thành lập với 15 thành viên. Đều đặn mỗi tuần 2 buổi tối, ông Tân trở thành người thầy ân cần chỉ dạy cho từng thành viên câu lạc bộ. Học trò của ông chủ yếu là  thanh niên người Mông trong bản, nhưng cũng có người từ những bản khác, lặn lội hàng chục cây số về học khèn.  Dần dần, mỗi buổi sinh hoạt của câu lạc bộ đã thu hút thêm nhiều bà con trong bản đến xem, bởi sau những giờ làm việc mệt mỏi, đây cũng chính là giây phút họ nghỉ ngơi, thư giãn. Từ ngàn đời nay, tiếng khèn là sợi dây gắn kết cộng đồng, là một phần văn hóa của người Mông. Người Mông nghe tiếng khèn từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhắm mắt từ giã cõi trần. Khèn là loại nhạc cụ dùng trong hầu hết các lễ, hội. Mỗi dịp lại có điệu khèn khác nhau, điệu dùng cho đám cưới, điệu dùng cho đôi lứa giao duyên, rồi có điệu dùng riêng khi tiễn đưa người vừa khuất… A Lăng Duy - VOV Đông Bắc

Có thể bạn quan tâm:

  • Đá Ba Chồng
  • Rộn rã hội thi bánh giầy của đồng bào Mông
  • Chùa Vĩnh Tràng - Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của tỉnh Tiền Giang
  • Thiên đường biển đảo dành cho du lịch hè
  • Du lịch Tây Ninh chuẩn bị các phương án hoạt động trở lại trong trạng thái 'bình thường mới'
  • Phòng chống dịch corona, đề nghị tạm ngừng tổ chức Lễ hội chọi trâu Phù Ninh
  • Ẩm thực Ðồng Tháp, tinh hoa ẩm thực miền Tây
  • The Nam Hai Hội An
  • 'Check-in' bãi cỏ lau thơ mộng ngay giữa trung tâm Hà Nội
  • Ngắm hoàng hôn trên "phố đảo" Bích Đầm