Rước Long vị vua Hàm Nghi về thờ ở nơi ban dụ Cần Vương

Rước Long vị vua Hàm Nghi về thờ ở nơi ban dụ Cần Vương

Rước Long vị vua Hàm Nghi từ Huế về di tích thành Tân Sở Long vị vua Hàm Nghi được đưa về tại miếu thờ ở di tích Tân Sở Ngày 6/7/1885, kinh đô Huế thất thủ, vua Hàm Nghi được Tôn Thất Thuyết phò tá ra thành Tân Sở ở vùng rừng phía tây tỉnh Quảng Trị. Ngày 13/7/1885, cách đây trong 135 năm, tại Khu căn cứ thành Tân Sở thuộc thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, vua Hàm Nghi ban Dụ Cần Vương, kêu gọi hào kiệt, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược. Lời kêu gọi của nhà vua trẻ yêu nước đã làm thức tỉnh giới sĩ phu và nhân dân trong cả nước. Một phong trào rộng khắp từ Bắc chí Nam do các sĩ phu lãnh đạo đã nổi lên chống quân thù. Dụ Cần Vương và tên tuổi nhà vua yêu nước Hàm Nghi mãi gắn liền với thành Tân Sở, với mảnh đất Cam Lộ với lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc Việt Nam. Khánh thành đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sỹ Cần Vương được thiết kế gồm 5 gian, 2 chái, mô phỏng theo phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn. Công trình có tổng vốn đầu tư xây dựng gần 7 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách của Nhà nước và xã hội hóa. Trước đó, sáng qua (12/7), tại Thế miếu, nơi thờ các vị vua triều Nguyễn, bên trong Kinh thành Huế, cán bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị đã làm lễ cung thỉnh Long vị vua Hàm Nghi về thờ tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ. Năm 1995, thành Tân Sở được công nhận di tích quốc gia, là 1 địa chỉ giáo dục lịch sử, truyền thống yêu nước cho các thế hệ người dân Việt Nam, điểm đến về du lịch văn hóa tâm linh đối với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị cho biết: “Chúng tôi tiếp tục đầu tư, tôn tạo lại các công trình của thành Tân Sở trước đây. Xây dựng được công trình đền thờ vua Hàm Nghi và các nghĩa sĩ Cần Vương, rước long vị của vua, bài vị của các nghĩa sĩ Cần Vương... thì sẽ có nhiều người đến chiêm bái, thăm lại khu di tích lịch sử này, và sẽ trở thành điểm đến trong không gian du lịch chung của tỉnh Quảng Trị.” Thanh Hiếu/VOV Miền Trung

Có thể bạn quan tâm:

  • Sôi nổi Lễ hội đua thuyền đuôi én của người Thái trắng
  • Thượng Lâm
  • Kon Tum: Vinh danh “Nghệ nhân ưu tú” cho nghệ nhân trong lĩnh vực di sản phi vật thể
  • Chỗ nào ở Quảng Bình có đồ ăn vặt "chuẩn" nhất?
  • Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định
  • Đổi thay trên đảo ngọc Phú Quý - Bình Thuận
  • Vườn quốc gia Cát Tiên
  • Kon Tum: Cách ly, theo dõi hơn 4.700 người từ vùng dịch Covid-19 về
  • Sơn La cho phép vận tải hành khách tuyến cố định tới 7 tỉnh, thành phố hoạt động trở lại
  • Đừng để mất nét văn hóa độc đáo người Thủy