Mực nhảy Vũng Áng

Mực nhảy Vũng Áng

Trên thực tế, mực Vũng Áng có rất nhiều tên gọi khác nhau. Có một số người dân địa phương kể rằng, họ gọi là “mực nháy” vì khi đánh bắt lên, con mực còn tươi óng, lấp lánh trông rất bắt mắt. Nhưng đa phần họ đều gọi là “mực nhảy” để nhắc đến độ tươi ngon đặc trưng của hải sản Vũng Áng. Đến Vũng Áng, sẽ dễ dàng tìm thấy những bè nổi ở khu vực cầu cảng – nơi luôn tấp nập khách ra vào. Họ tới đây làm gì vậy? Chắc chắn là để thưởng thức món mực nhảy ngon nức tiếng rồi. Ngư dân địa phương cho biết, mùa mực nhảy thường bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 7 Âm lịch. Để có những mẻ mực tươi sống, ngư dân phải đi câu trong đêm. Mực ngay khi vừa lên bờ được thả vào chiếc lồng bằng lưới nằm dưới nước, như vậy mới giữ được cho con mực luôn tươi cũng như cho khách hàng dễ chọn lựa. Mực nhảy Vũng Áng vốn đã tươi ngon rồi, vậy nên dù chế biến theo cách nào thì vẫn rất hấp dẫn. Đơn giản nhất là luộc hoặc hấp nguyên con. Hay nếu muốn đưa đẩy như món mồi nhậu cho cánh mày râu thì có thể chọn món gỏi mực. Vì mực Vũng Áng luôn tươi ngon nên khi ăn gỏi không hề thấy vị tanh mà ngược lại rất ngọt và giòn, chấm thêm chút gia vị mù tạt cay cay thì quả là một sự kết hợp hoàn hảo. Cùng với kẹo cu đơ, bánh đa vừng, bưởi Phúc Trạch ….mực nhảy Vũng Áng đã trở thành một nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của Hà Tĩnh.

Có thể bạn quan tâm:

  • Góc nhìn khác với Hòn Yến
  • Cầu Vàng (Đà Nẵng) ghi dấu ấn tại World Travel Award 2021
  • Đến Nha Trang đừng quên ghé đảo Hòn Sỏi
  • Vĩnh Long tổ chức dạy bơi miễn phí cho trẻ em trong dịp hè
  • Lên Sìn Hồ ăn canh gà lá thuốc người Dao
  • Bánh Đúc làng Dòng - Món quà quê đậm vị Đất Tổ
  • Thưởng thức mắm cá chốt - Đặc sản của vùng đất Đồng Tháp
  • Ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’
  • Vùng cao Bát Xát mùa lúa chín
  • Vườn quốc gia Tràm Chim - Một Đồng Tháp Mười thu nhỏ