Ngôi nhà phủ gốm đỏ chất đầy đồ cổ độc nhất miền Tây

Ngôi nhà phủ gốm đỏ chất đầy đồ cổ độc nhất miền Tây

Căn nhà gốm đỏ độc đáo nhất miền Tây Chủ nhân ngôi nhà phủ gốm đỏ này là ông Nguyễn Văn Buôl (60 tuổi, ngụ phường 5, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) một nghệ nhân có thâm niên gần 30 năm trong nghề làm gốm đỏ. Theo ông Buôl, ý tưởng xây dựng căn nhà bằng gốm để làm nơi nghỉ dưỡng cho du khách đến tham quan khu du lịch của gia đình đã có từ năm 2009. Vật liệu để xây dựng nên căn nhà cũng đã được ông chế tác hoàn thiện, chỉ còn đợi ráp lại. Tuy nhiên, do gặp phải khó khăn về kinh tế nên ông đành ngậm ngùi tạm gác ý tưởng đem những vật liệu làm nhà từ gốm cất vào kho. Dàn đồ cổ được xếp ngăn nắp trong các tủ gỗ quý Đến tháng 4/2018, sau khi kinh tế khấm khá, công việc kinh doanh thuận lợi, ông mua được miếng đất ưng ý và bắt đầu xây dựng nhà gốm trên tổng diện tích 300m2. Ngôi nhà này được xây dựng theo lối nhà xưa với 3 gian 2 chái và làm từ 90% nguyên liệu là đất sét nung. Dù vậy ngôi nhà vẫn rất kiên cố vì bên trong được làm bằng bê tông, cốt thép và những vật liệu hiện đại khác. Tổng chi phí xây dựng và trang trí nội thất khoảng gần 5 tỷ đồng. Ngoài ra trong căn nhà gốm đỏ độc nhất này, ông Buôl còn mạnh tay chi tiền mua sắm toàn bộ nội thất bằng gỗ và được tạo tác theo kiểu giả cổ để phù hợp với tổng thể ngôi nhà. Bên cạnh đó, ông còn sưu tầm đồ đồng xưa quý hiếm như: bộ dụng cụ sinh hoạt bằng đồng thau cổ, những chiếc bàn ủi xưa của Pháp, các bộ cân đòn, các vật bằng gốm độc đáo như lu, khạp, máy hát đĩa than, tranh cẩn xà cừ, đèn măng song, kèn tây,... đặc biệt là bộ 100 chiếc đèn dầu xưa vô cùng độc đáo được trưng bày ngăn nắp trong những chiếc tủ. Quyết tâm vực dậy làng nghề truyền thống của địa phương Ông Buôl cho biết thêm, căn nhà gốm độc đáo này cũng sẽ là bước đệm để ông tiếp tục hành trình đưa gốm đỏ tại địa phương trở về đúng vị thế của nó. Ông hy vọng sẽ tạo đà để giúp vực dậy làng nghề đang dần bị mai một ở đây. Căn nhà gốm đỏ này cũng là điểm dừng chân đầu tiên trong chuỗi du lịch với rất nhiều công trình từ gạch, gốm mà ông đang xây dựng. Những vật dụng độc đáo trong căn nhà “Với mong muốn gìn giữ sắc đỏ của gốm nung và vực dậy làng nghề nổi tiếng một thời, nên tôi quyết tâm xây dựng căn nhà gốm đỏ này nên đã tự tay lên bản vẽ ngôi nhà, tính toán các yếu tố kỹ thuật, phác thảo từng chi tiết mỹ thuật để làm saocho mọi thứ hòa hợp với nhau”-ông Buôl cho biết. Theo ông Buôl, cái khó nhất là mọi thứ phải được cân chỉnh sao cho các chi tiết thật ăn khớp với nhau. Để có nguồn nguyên liệu đạt chuẩn để xây dựng căn nhà đẹp mắt, mát mẻ quanh năm, chịu lực tốt, bền bỉ theo thời gian phải điều chỉnh nhiệt độ nung gốm từ 950ºC - 970ºC, còn đối với loại gốm mỹ thuật thông thường chỉ khoảng 850ºC. “Mình làm cái vỏ bằng gốm, chứ bên trong cũng là bê tông, cốt thép, để cho cái nhà mình nó chắc và nó bền theo thời gian. Mình sử dụng cái vỏ bằng gốm thôi” – ông Buôl nói. Ưu điểm của nhà gốm là rất dễ thi công; tuổi thọ cao; chi phí xây dựng thấp chỉ từ 200.000 - 300.000 đồng/m gốm; cũng không phải tô trét, bê... như xây dựng bằng xi măng thông thường. Chiếc máy hát đĩa than với loa kèn độc đáo Theo quan sát căn nhà, tường rào được trang trí bích họa gốm đỏ mỹ thuật, những hàng cột gốm phía ngoài mái hiên được thiết kế những hình ảnh với chủ đề đất phương Nam như: Nông nghiệp lúa nước, lễ hội, cuộc sống, sinh hoạt văn hóa của người dân Nam bộ xưa... “Những hình ảnh này nhằm ghi lại những ký ức thuở xưa của mình, những gì mình từng được thấy” – ông Buôl nói Riêng đối với những cột kèo trong gian nhà chính được lấy cảm hứng từ những họa tiết trên trống đồng Đông Sơn. Những đầu giáo dùng để nối kèo với cột cũng được thiết kế bằng những con vật gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như: tôm, cua, gà, cá, khỉ... Lan Anh/dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Lại xảy ra động đất mạnh 4,0 độ richter ở Điện Biên
  • Nhân lúc còn hè hãy ghé thăm hết những địa danh ở Côn Đảo
  • 4 món ngon nên thử khi du lịch Kiên Giang
  • Quần đảo Nam Du
  • Lai Châu triển khai loạt hoạt động phục hồi du lịch
  • Đền Hùng 2019: Vẫn còn những hình ảnh chưa đẹp
  • “Vũ điệu cồng chiêng” nơi cao nguyên
  • Chợ cá họp trước bình minh nơi làng chài Cửa Nhượng
  • "Chết lịm" ở đảo Bé
  • Độc đáo ngôi chùa của chị Công tử Bạc Liêu