Nét riêng trong tục cưới xin của người Thái Đen Tây Bắc

Nét riêng trong tục cưới xin của người Thái Đen Tây Bắc

Sau khi người con trai Thái Đen đã tìm hiểu kỹ càng người con gái mình yêu và được gia đình nhà gái nhất trí, nhà trai sẽ cho bà mối đến dạm hỏi. Bà mối (thường là người có uy tín, vợ chồng tâm đầu ý hợp, am hiểu về phong tục tập quán) mang trầu cau, kẹo bánh, 2 nải chuối, 2 bó mía đến đánh tiếng với nhà gái. Sau đó chọn ngày lành, tháng tốt, 2 bên gia đình cử đại điện đến gặp mặt trao đổi về việc hôn lễ cho đôi bạn trẻ gọi là (vay trai) do nhà trai đứng ra tổ chức. Đồ lễ cưới nhà trai mang đến nhà gái Ông Lù Văn Hặc ở bản Bó, Phường Chiềng an, thanh phố Sơn La cho biết: “Về việc cưới xin của người Thái, nhà gái ra điều kiện cho nhà trai sẽ làm bao nhiêu thì nhà trai chuẩn bị. Ví dụ nhà trai làm 8 lễ thì sẽ có 8 con gà kèm theo các gói muối, gói gừng, thuốc lào và các giọ cá giảng, ống thịt chua đủ bộ đi kèm.” Nhà trai cũng sẽ nhờ mai mối đại diện hỏi ý kiến nhà gái về các điều kiện cho việc cưới xin. Như đồ lễ, nhà trai phải chuẩn bị châm cài búi tóc, 2 nắm  tóc độn, đôi tòng teng, nhẫn, đôi vòng bạc cho cô dâu, 1 đôi cho mẹ vợ (để đền đáp công sinh thành dưỡng dục). Ngoài đồ tư trang, còn có gói trầu cau, gừng, muối, thuốc lào được gói cẩn thận buộc lạt đôi. Tùy theo từng dòng họ mà làm lễ to hay nhỏ. Nếu dòng họ đông anh em họ hàng thì sẽ cho làm lễ to. Trong lễ sẽ có ít nhất 4, 6 hoặc 8, 10 cho đến 12 con gà, kèm với con gà có cá sấy khô, ống thịt chua. Đồ lễ được cho vào giọ. Giọ này được đan bằng cây tre (mạy bồng) một loại tre rất dẻo, trẻ thành lạt mềm và đan thành giọ, có nơi còn nhuộm lạt xanh đỏ cho đẹp. Tùy theo từng dòng họ mà lễ to hay nhỏ Đại diện nhà gái nhận đồ lễ của nhà trai Sau khi chuẩn bị xong đồ lễ bà con sắp vào cái bung và clếp (đồ dùng đan bằng tre của người Thái) mới, rồi mang sang bên nhà gái. Ông Quàng Văn Chức ở xã Chiềng Cang huyện Sông Mã cho biết thêm: “Người con trai trước khi đi cưới vợ phải chuẩn bị đôi bung, cái clếp để đựng đồ lễ, đan giọ để cho cá giảng, trứng và ống thịt chua. Tuỳ theo từng dòng họ, ví như họ Cầm hoặc dòng họ lớn thường làm lế to khoảng 12 lễ (tức là 12 ống thịt chua), còn các họ Quàng, họ Lò thì làm 8 lễ. Nhà gái ra điều kiện làm 8 lễ thì sẽ có 8 ống thịt chua và các đồ lễ đi kèm và được giao làm quà cho anh em họ hàng bên nhà gái." Cùng với đồ sính lễ, nhà trai mang đến nhà gái làm lễ cưới một con lợn khoảng 100 kg, 100 cân gạo nếp, 60 lít rượu... Nhà gái sẽ mời anh em, họ hàng, bản trên mường dưới đến mừng hạnh phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Trước khi về nhà chồng, cô dâu sẽ chuẩn bị quà tặng cho gia đình chồng như chăn đệm cho bố mẹ chồng, khăn piêu, gối cho cô, dì, chú bác bên chồng... Vì thế, chị em phụ nữ Thái từ tuổi 12, 13 đã được các mẹ, các chị truyền dạy cho cách thêu khăn, dệt vải. Sau khi tổ chức cưới xong bên nhà gái, đôi bạn trẻ thành vợ chồng. Theo tục lệ ngày xưa người con trai sẽ ở rể bên nhà vợ 1 năm hoặc 2 năm đến khi có thể ra ở riêng sống tự lập. Nhưng phổ biến hiện nay là người Thái không còn ở rể, cưới xong có thể đón dâu ngay hoặc khoảng 10 ngày sau mới đón. Ông Lù Văn Hặc cho biết: "Cưới xong bên nhà gái, đến ngày nhà trai tổ chức đón dâu, nhà gái bàn giao con gái cho bên nhà trai. Từ ngày đó trở đi cô dâu trở thành người bên nhà chồng, nhập họ nhà chồng và có trách nhiệm với gia đình bên nhà chồng và ngược lại họ nhà trai cũng phải có trách nhiệm với cô dâu.” Tục cưới xin của đồng bào Thái ngày nay được đơn giản hoá, không còn cầu kỳ như trước. Những tập tục không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay dần dần được bà con xoá bỏ, nhưng vẫn giữ được những bước cốt lõi nhất của tục này và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bà con cho rằng con gái sinh ra được cha mẹ nuôi nấng, lớn khôn đi lấy chồng thành người của nhà chồng, chàng rể phải có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với gia đình vợ để đền đáp công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nên khi bố mẹ vợ đến thăm con rể, con gái luôn được tôn trọng ngồi mâm trên và đặt trước mặt 2 chén rượu ngon, tục lệ này có từ xa xưa vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Đây vừa là nét văn hoá riêng có, vừa mang ý nghĩa nhân văn kết nối thông gia, tôn trọng lẫn nhau, cùng vun vén cho con cháu cuộc sống văn minh, gia đình hạnh phúc./. Lường Hạnh/VOV Tây Bắc

Có thể bạn quan tâm:

  • Bánh ướt Ban Mê Thuột níu chân du khách
  • Trầm tích Miếu Nổi
  • Vẻ đẹp hài hòa của Tràng An Ninh Bình
  • Top 3 địa điểm tuyệt đẹp giữa núi rừng Nghệ An
  • Hồ Tây
  • Ninh Thuận tạm dừng đón khách du lịch để phòng dịch Covid-19
  • Cầu treo Kon K’lor
  • Chùa Thiên Ấn
  • Khu di tích rừng Trần Hưng Đạo – Địa chỉ đỏ trên hành trình về nguồn
  • Tôm khô Rạch Gốc - đặc sản quà tặng nổi tiếng của cả nước