Đám cưới đầu tiên “nói không với bia rượu”

Đám cưới đầu tiên “nói không với bia rượu”

Một số khách thì cảm thấy mất vui, số khác lại cảm thấy khá thú vị và ngạc nhiên khi lần đầu tiên được tham dự một tiệc cưới mà trên bàn tiệc không hề có sự xuất hiện của những chai bia hay ly rượu. Không có bất kì sự xuất hiện của chai bia rượu nào trên bàn tiệc, thay vào đó là nước ngọt hay nước suối, đám cưới của đôi bạn trẻ Lâm Tuấn Anh, 25 tuổi và Mỹ Loan 20 tuổi, ở ấp Năm Đô, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước vừa được tổ chức vào ngày 29/5 vẫn vô cùng thân mật và ấm cúng. Chú rể Lâm Tuấn Anh, ấp Năm Đô, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước: "Cũng có nhiều người bảo là tại sao đám cưới trọng đại mà không có rượu bia nhưng lúc đó tôi cũng nói mình mời vì tình cảm anh em mình đến với nhau không cần phải rượu bia, thay vì rượu bia mình uống nước ngọt ra về cũng là một sự bình an." Với hơn 30 bàn tiệc cùng sự hiện diện của quan khách là các cô, chú trung niên và bạn bè của cô dâu, chú rể, tiệc cưới nói không với rượu bia này vẫn được mọi người hào hứng tham dự. Bỏ qua những bỡ ngỡ ban đầu, khách mời dự tiệc đã cùng nhau nâng ly nước ngọt thay cho rượu bia để chúc mừng cho đôi bạn trẻ nên duyên vợ chồng. Anh Huỳnh Hữu Tài - Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh, cho biết: "Trước giờ tôi cũng từng đi đám tiệc nhiều nhưng mà đây là lần đầu tiên tôi tham gia một đám tiệc không rượu bia gì cả; nói chung tuỳ do gia đình nhưng cũng cảm thấy lành mạnh, tại đôi lúc mình sử dụng rượu bia quá cũng ảnh hưởng đến một số điều không hay cho nên đám tiệc này lần đầu tiên tôi thấy hơi lạ nhưng cảm thấy rất văn hoá." Với hơn 30 bàn tiệc, tiệc cưới nói không với rượu bia này vẫn được mọi người hào hứng tham dự Ông Lâm Thương - Ấp Năm Đô, xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, cho biết: "Tôi là dân địa phương ở đây, tôi thấy đám này rất đẹp mà không sử dụng rượu bia, địa phương tôi là ấp văn hoá và xã nông thôn mới cho nên người ta thực hiện như thế này tôi rất ủng hộ." Vượt qua truyền thống phải có bia rượu trong đám cưới, đổi một ít vui vẻ để lấy lại sự an toàn cho khách mời. Đây có thể sẽ là một nét văn hoá cần được nhân rộng trong thời gian tới./. Vietnam Journey/ TTXVN

Có thể bạn quan tâm:

  • Hoằng Phúc tự - Ngôi chùa cổ nhất đất miền Trung
  • Muối ba khía - nghề di sản ở Đất Mũi
  • Lạng Sơn đăng cai Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2021
  • Chợ phiên Du Già
  • Tổng duyệt Lễ hội Thành Tuyên và Liên hoan trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2019
  • Chùa La Hán
  • Homestay Chez Beo Ninh Bình
  • Quảng Nam bảo vệ cây ươi rừng gắn với phát triển du lịch
  • Dừa Bến Tre làm ra được những đặc sản gì?
  • Bình Định: 3 món ăn dân dã mà ngon