Nam Chấn - Phường rối nước lâu đời nhất miền Bắc

Nam Chấn - Phường rối nước lâu đời nhất miền Bắc

Xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định hiện còn lưu giữ một loại hình nghệ thuật dân gian nổi tiếng trong và ngoài nước, đó là phường rối nước làng Rạch, hay còn gọi là phường rối nước Nam Chấn. Đây là phường rối nước lâu đời nhất miền Bắc. Trước đây, phường rối nước Nam Chấn thường biểu diễn ở ao làng. Sau dần, làng đã xây dựng được một ngôi thủy đình rộng hơn 2.000m2 để thuận tiện cho việc biểu diễn. Từ đó, không chỉ dân làng, mà người dân trong nước và du khách quốc tế đến với Nam Chấn nhiều hơn. Thủy đình ở phường rối nước Nam Chấn Không phải là những người thợ chuyên nghiệp được đào tạo qua trường lớp, những con rối ở làng rối nước xã Hồng Quang được tạo ra từ đôi bàn tay của những nghệ nhân làng quê. Bởi vậy, những con rối, chú tễu ở đây mang đậm hồn Việt. Tạo hình cho mỗi con rối đòi hỏi sự tinh tế, tính thẩm mỹ cao Trong một tiết mục múa rối có rất nhiều nhân vật khác nhau. Để các nhân vật lên sân khấu thật đẹp, thật long lanh, các nghệ nhân sơn mài phải tạo hình rất công phu, theo “bí kíp” có từ hàng trăm năm được cha ông truyền lại. Để một con rối ngâm lâu trong nước mà không hỏng là điều không phải ai cũng có thể làm được. Đây chính là niềm tự hào của các nghệ nhân ở xã Hồng Quang. Khâu xử lý gỗ, màu sơn đòi hỏi kinh nghiệm và tay nghề cao để con rối giữ được lâu Những con rối nhỏ giờ thành món quà tặng lưu niệm hấp dẫn du khách Phường rối nước Nam Chấn, làng Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định từ lâu đã nổi tiếng gần xa. Trải qua thăng trầm, rối nước ở đây vẫn sống động trong mỗi tích trò. Người dân ở đây luôn ý thức được việc phải giữ gìn loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo mà cha ông đã để lại. Các nghệ nhân chuẩn bị cho một màn biểu diễn múa rối nước Đến đây, ngoài việc được chiêm ngưỡng hàng trăm con rối nhiều màu sắc, còn được xem các tích xưa như múa công, cáo bắt vịt, dệt vải, xay thóc giã gạo… Hằng năm, cứ vào dịp rằm tháng Giêng (hay còn gọi là ngày kỵ đức Thành hoàng đệ nhất), dân làng lại mở hội, tổ chức đám rước, trong đó không thể thiếu là những tích trò rối nước. Những năm trở lại đây, các nghệ nhân còn mở rộng hoạt động biểu diễn phục vụ khách du lịch, làm sản phẩm để du khách mua về làm quà lưu niệm. Tuy hoạt động phục vụ khách du lịch mới được chú ý và phát triển, nhưng cũng từ đó tạo động lực  cho người dân trong làng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của nghề rối nước. Trải qua bao thăng trầm, rối nước làng Rạch vẫn tồn tại. Bằng niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, các nghệ nhân vẫn không ngừng cải tiến các tích trò, cố gắng truyền lại cho các thế hệ mai sau một di sản đáng tự hào của vùng đất Nam Định./. Vùng đất Nam Định còn rất nhiều điều để khám phá, hãy cùng tìm hiểu trong chương trình: Độc đáo du lịch Nam Định. PV

Có thể bạn quan tâm:

  • "Vương quốc" hoa đỗ quyên
  • Gỏi cá nhệch, món ngon đất Nga Sơn, Thanh Hóa
  • Đừng để rác đuổi khách khỏi Nam Du
  • Hội đánh giậm có một không hai
  • Vẻ đẹp hài hòa của Tràng An Ninh Bình
  • Đà Lạt: Nhiều khu vực chuyển màu cam, du khách cần chú ý
  • Hội An: Dịch vụ chèo đò cũng vắng khách vì dịch corona
  • Minh Quang homestay
  • Phở hai tô, bò một nắng chấm muối kiến vàng hút khách ở phố núi Pleiku
  • Công bố Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Đền Hoàng Mười”