Đình cổ làng Vu Tử

Đình cổ làng Vu Tử

Đội tế lễ tập luyện chuẩn bị cho lễ dâng hương Theo sử sách còn ghi lại Đền, Đình và Miếu Nghè là nơi thờ 5 vị tướng thời Hùng Vương. Sau nhiều năm bị bom đạn chiến tranh phá hủy, đến năm 1998, Đình Vu Tử được phục dựng với sự góp công, góp của của người dân trong làng; tiền công đức của con em đi làm ăn xa. Đặc biệt PGS, TS Vũ Kim Bảng, nguyên phó Viện trưởng Viện ngôn ngữ học, Viện hàn lâm KHXD Việt Nam đã hỗ trợ tìm lại chứng tích, thần phả, văn bia. Đến năm 2002, UBND tỉnh quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đình Vu Tử, xã Hợp Hải, huyện Lâm Thao nơi thờ 5 vị tướng thời Hùng Duệ Vương là Đống Ấm Công, Cái Xạ Công, Phán Quan Công, Tư Ước Công, Hộ Duệ Công. Đây cũng là nơi thờ Thành Hoàng làng Vu Tử. Sau khi được phục dựng, các cụ trong làng cũng duy trì lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng và danh tướng vào đúng dịp Giỗ Tổ 10/3. Là chủ tế năm nay, ông Nguyễn Như Hùng cho biết: “Được lựa chọn vào đội tế là niềm vinh dự của mỗi người dân trong làng. Để chuẩn bị cho lễ dâng hương, các cụ trong ban tế lễ cũng như người dân trong làng Vu Tử thường xuyên có mặt ở đình để luyện tập cũng như sắp xếp các công việc để chuẩn bị”. Đối với người dân làng Vu Tử nói riêng và người dân xã Hợp Hải nói chung dịp tổ chức lễ hội không chỉ nhằm tưởng nhớ công ơn các vua Hùng mà đây còn là dịp để bà con nhân dân trong xã được tham gia các hoạt động hội nhằm tăng cường tình đoàn kết, sẻ chia gắn kết cộng đồng. Nhiều hoạt động phong phú: đêm 9/3 âm lịch tổ chức lễ nginh giá ngoài trời, rước nước từ dưới sông lên  đình, năm thì tổ chức thi thổi xôi giã bánh dầy làm đồ lễ dâng hương các Vua Hùng năm lại thi mổ gà thổi xôi, gói bánh chưng. “Năm lẻ thì chúng tôi chia 5 đội là người dân trong làng, còn năm chẵn thì mời các làng bên cũng chia thành 5 đội thi thổi xôi rất vui và sôi nổi”- ông Lương cho biết thêm. Ông Nguyễn Doãn Diện - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Việc tổ chức hội làng Vu Tử đã được duy trì hơn 20 năm kể từ ngày khôi phục đình, đến nay đã trở thành lễ hội truyền thống. Qua lễ hội nhằm tiếp tục giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn đồng thời giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư. Hiện nay đình Vu Tử nằm trong quần thể di tích gồm có chùa Sơn Thủy, miếu thờ Lê Quý Đôn. Đây là nơi để nhiều gia đình giáo dục con cháu về tinh thần hiếu học. Điều này có thể nhận thấy qua số lượng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học hàng năm. Đó cũng là niềm tự hào của làng Vu Tử. Thu Hà/báo Phú Thọ điện tử

Có thể bạn quan tâm:

  • Đặc sản cà xỉu "chân dài" được ví như "thần dược" hút khách ở Kiên Giang
  • Choáng ngợp trước cổng cưới rồng phượng khổng lồ ở Vĩnh Long
  • Điểm danh những đặc sản nổi tiếng gần xa của vùng Đất Mũi Cà Mau
  • Lễ cấp sắc (Tủ Cải) của đồng bào Dao quần chẹt bên dòng Đà Giang
  • Thơ mộng đảo Gò Găng
  • Quảng Nam đăng cai Năm Du lịch Quốc gia 2022
  • Những sản vật tiến vua nức tiếng đất Phú Thọ
  • Độc đáo dịch vụ cưỡi ngựa homestay
  • Thác Tà Puồng - điểm đến của những du khách thích khám phá
  • Mộc mạc xôi cốm Kiều Mộc