Lên Mẫu Sơn

Lên Mẫu Sơn

Mẫu Sơn nằm ở độ cao trung bình trên dưới một ngàn mét. Vùng núi này nằm ở độ cao trung bình trên dưới một ngàn mét, điểm cao nhất là đỉnh Phia Po, cao 1.541 mét so với mặt biển, trên phần đất hai huyện Cao Lộc và Lộc Bình, sát biên giới Việt - Trung, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km. Truyền thuyết về sự ra đời của Mẫu Sơn gắn với một câu chuyện tình bi tráng thời chiến trận xa xưa, nhiều oan khuất, nhưng cuối cùng lòng chung thủy sáng tỏ, tình người vẹn tròn, sự đoàn tụ các thành viên trong một gia đình đã làm nên quần thể Mẫu Sơn độc đáo nơi ải Bắc. Diện tích Mẫu Sơn khoảng 550 km2, là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc Dao, Tày, Nùng từ nhiều đời, với bản sắc văn hóa riêng độc đáo. Vùng này nổi tiếng với các sản vật quý như đào chuông, chè tuyết sơn, gà sáu cựa, ếch hương, chanh rừng... Khu linh địa cổ nằm trên sườn núi Mẹ, cách khu trung tâm trên 7 km đường chim bay, ở độ cao gần 1.200 mét là một điểm đặc sắc về tâm linh, văn hóa ở Mẫu Sơn. Theo các tài liệu còn lưu giữ thì đây là khu đền thờ thần trấn giữ núi Mẫu Sơn, được xây dựng vào thế kỷ X. Ở đây còn có hai hầm mộ đá, niên đại khoảng thế kỷ X - XII. Các di tích trong linh địa cổ có nền móng bằng đá của các đền thờ, các chân cột, tường và cánh cửa bằng đá. Rừng ở Mẫu Sơn với nhiều thảm thực vật, với những loại cây gỗ quý; có tới 1.500 loài thực vật và các loài động vật hoang dã. Một số biệt thự cổ với phong cách kiến trúc Pháp còn lại tạo cho Mẫu Sơn một nét đẹp riêng Nhiệt độ ở Mẫu Sơn mát mẻ vào mùa hè; mùa đông có thể xuống đến độ âm. Những ngày tuyết rơi và băng giá, Mẫu Sơn có vẻ đẹp độc đáo và hấp dẫn, là nơi thu hút du khách nhiều vùng. Những năm 30 của thế kỷ trước, người Pháp đã xây dựng ở đây khu nghỉ mát. Một số biệt thự cổ với phong cách kiến trúc Pháp còn lại tạo cho Mẫu Sơn một nét đẹp riêng. Hầm rượu trên đỉnh Mẫu Sơn Ngày nay, Mẫu Sơn đang là một điểm du lịch hấp dẫn, mặc dù hệ thống hạ tầng, nhà hàng, dịch vụ chưa được phát triển. Được biết, tỉnh Lạng Sơn đã quy hoạch xây dựng Mẫu Sơn thành trung tâm du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái, leo núi, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của vùng trung du miền núi phía Bắc; với các dịch vụ hạ tầng đồng bộ, quy mô đón khách khoảng 1 triệu lượt người vào năm 2030. Bài và ảnh: Trần Mai Hưởng/baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm:

  • Hải Phòng nới lỏng điều kiện hoạt động du lịch
  • Độc đáo các nghi thức sinh hoạt văn hóa dân tộc Mông
  • Men sông Truồi thăm Thiền viện Trúc Lâm
  • Hồ Hòa Bình - Nhìn từ những xóm núi ven bờ
  • Cà Mau có thêm hai di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
  • Hải Dương dỡ bỏ toàn bộ khu vực phong tỏa y tế tại các cụm dân cư
  • Tạm dừng vận tải hành khách tuyến cố định Lai Châu - Điện Biên
  • Thành Kèn - ngôi thành cổ nhất Nam Bộ
  • Về miền Tây xem tát đìa bắt cua, bắt cá kỳ thú sảng khoái trần đời
  • Nhà Tù Lao Bảo