Bánh đa Kế - Món quà dân dã của Bắc Giang

Bánh đa Kế - Món quà dân dã của Bắc Giang

Làng Kế là ngôi làng cổ thuộc xã Dĩnh Kế của thành phố Bắc Giang. Xã có mười một thôn, trong đó có sáu thôn làm bánh đa. Người dân trong vùng thường gọi là bánh Kế... Ban đầu nghề làm bánh đa chỉ là một nghề phụ, dần dần làm bánh đa đã trở thành nghề chính của người dân. Nhiều hộ gia đình khấm khá lên nhờ bánh đa, từ đó họ gắn bó và say mê với mòn quà quê rất đỗi quen thuộc này. Bánh đa Kế có từ lâu đời, là một sản phẩm truyền thống chứa đựng sự công phu, khéo  léo và tinh tế của người dân. Làm bánh theo kiểu của người Kế thoạt nhìn rất đơn giản, nhưng thực ra lại đòi hỏi sự công phu, khéo léo. Nguyên liệu chính để làm bánh đa Kế là gạo, phải chọn loại gạo ngon, để lâu ngày, khi ấy nhựa gạo chuyển hoá thành một dạng thức khác, nó cô đọng và hoà tan vào những hạt gạo trắng trong. Công đoạn tráng bánh cũng lắm công phu. Nhìn thì có vẻ như việc tráng bánh đa Kế không khác tráng bánh cuốn là mấy, có điều tráng bánh đa phải dầy hơn, độ chín của bánh đa cũng cần phải kỹ càng hơn. Điều đặc  biệt là ở bánh đa Kế, người ta tráng bánh hai lần. Lần đầu khi bánh chín rồi nhưng còn ướt, họ vẫn để bánh trên mặt miếng vải ấy, rồi lại tiếp tục đổ thêm một lượt bột lên trên đợi đến khi chín mới đưa ra. Bánh được tráng hai lần sẽ bảo đảm độ dầy dặn. Công đoạn phơi bánh cũng lắm công phu Khi phơi bánh đa, người làng Kế đặt lên trên những tấm phên đan bằng nứa, phên phải phẳng phiu, kích thước không  được nhỏ hơn bánh đa khi mang từ khuôn ra. Khi bánh se mặt và vẫn còn dẻo, phải kịp thời gỡ bánh cho khỏi dính vào phên tránh bị vỡ, hoặc thủng, rồi mới lật bánh sang mặt bên kia và phơi tiếp cho đến khô. Khi khô bánh được bảo quản  rất cẩn thận. Ngày xưa người ta để bánh vào nơi thoáng mát, cao ráo để tránh ẩm, nay thường xếp bánh vào túi ni lông buộc chặt. Trước khi bánh đa Kế đến với người dùng còn phải thông qua khâu nướng bánh. Đây là công đoạn cuối cùng, phức tạp và cũng đòi hỏi sự tinh tế, kinh nghiệm. Nướng bánh là công đoạn cuối cùng để làm ra chiếc bánh đa Kế Có lẽ bởi kỳ công và khéo léo như vậy mà bánh đa Kế vẫn luôn giữ được “chất” riêng không lẫn lộn, để khi nhắc đến Bắc Giang, người ta vẫn nhớ mãi về món quà quê dân dã này. Anh Vũ (Theo Cổng thông tin Điện tử Bắc Giang)

Có thể bạn quan tâm:

  • Thăm đền Cao An Phụ
  • Hàng trăm người thi nhau lội bùn bắt cá trong lễ hội phá trằm
  • Dạo chơi trên đồi cỏ hồng ở Gia Lai
  • Trầm tích Miếu Nổi
  • Ngắm nhìn 'cột khói trắng ngút trời' ở vương quốc gạch hơn 100 năm tuổi
  • Bến Tre chính thức khởi động lại du lịch "xứ Dừa"
  • 6 điểm check-in biển đẹp nhất Quảng Ngãi
  • Nhà Nguyễn với các công trình di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu ở Đồng Hới
  • Rươi Tứ Kỳ - sản vật độc đáo của Hải Dương
  • Di tích Điện Biên Phủ