Làng hương Báo Ân - nơi lưu giữ giá trị tâm linh Việt

Làng hương Báo Ân - nơi lưu giữ giá trị tâm linh Việt

Đến thăm làng hương Báo Ân (xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vào những ngày cuối năm, đâu đâu người ta cũng thấy những bó hương vàng ruộm quyện với chân hương đỏ thắm phơi khắp các thôn xóm, thoảng mùi hương trầm ngào ngạt các hang cùng, ngõ hẻm. Sân nhà nào nhà nấy cùng bày cơ man là nong, nia, mẹt…nhuộm phẩm đỏ rực, tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu, như làm ấm cả không gian lạnh giá của mùa đông. Đứng trước khung cảnh ấy sẽ có cảm giác như không khí Tết đã cận kề, bởi làng hương đang nhộn nhịp bước vào “vụ” chính: cung cấp hương cho thị trường Tết nguyên đán. Nghề làm hương mới được du nhập vào Thạch Mỹ chừng 30 năm. Thời điểm ấy, đây được coi là việc làm tạm thời để kiếm thêm thu nhập. Dần dần, làm hương đã trở thành nghề chính của người dân nơi đây. Nhiều gia đình trong làng giàu lên nhờ làm hương. Không chỉ giúp người dân mưu sinh, hương còn giúp bảo tồn những giá trị văn hóa tâm linh của dân tộc. Hương đã góp phần thay đổi diện mạo thôn Báo Ân, xã Thạch Mỹ, Hà Tĩnh Cũng giống như bao làng nghề truyền thống khác, ở Thạch Mỹ, mọi người trong làng đều có thể tham gia vào quá trình làm hương, từ trẻ nhỏ đến người già, từ người thợ lành nghề đến những người nông dân tranh thủ lúc nông nhàn, mỗi người đều có thể đóng góp một khâu trong quá trình làm hương: chẻ chân hương thì cần bàn tay dày dặn kinh nghiệm của người già, phơi hương thì cần sự khéo léo, tỉ mẩn của người phụ nữ, còn gói hương thì trẻ em 8,9 tuổi cũng có thể giúp cha mẹ làm được ngoài những lúc học hành, vui chơi. Làm hương trải qua nhiều công đoạn, nhưng giai đoạn quan trọng nhất quyết định chất lượng hương chính là phơi, bởi phải gặp nắng thì hương mới khô và thơm được. Phơi hương cần đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Nghề làm hương đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở Thạch Mỹ, trung bình mỗi người thu nhập tầm 4 triệu/tháng. Cho đến nay, Thạch Mỹ đã cho ra đời nhiều sản phẩm hương đa đạng, nhưng chủ yếu vẫn là hương đen và hương thẻ, với giá cả dao động từ 1000-5000 đồng/thẻ. Bao đời nay, nén hương vẫn được coi là tín ngưỡng văn hóa của người Việt, là cầu nối giữa cuộc sống hiện tại với thế giới tâm linh. Để giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, tháng 11/2013, HTX hương Báo Ân ra đời đã tạo tiền đề để bảo vệ nét đẹp văn hóa lâu đời và điều kiện để mở rộng và phát triển làng nghề trong tương lai. Bài: Anh Vũ. Ảnh Nguyễn Thanh Hải

Có thể bạn quan tâm:

  • Biển Thiên Cầm
  • Ngọc Chiến
  • Ninh Bình: Từ 0 giờ ngày 18/7, tạm dừng một số hoạt động dịch vụ, du lịch
  • Hành trình 'săn' ảnh mùa cá cơm ở Phú Yên
  • Đến Đà Lạt nên đi đâu: Sổ tay các điểm check-in lãng mạn nhất
  • Vùng đất tận cùng của Tổ quốc có món ăn khiến người ta đổ mồ hôi, chảy nước mắt
  • Sóc Bom Bo
  • Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, Đà Nẵng
  • Đền thờ Chu Văn An
  • Phát hiện di vật thời tiền sử ở Ba Bể, Bắc Kạn